Xét nghiệm CRP là một trong những xét nghiệm định lượng protein phản ứng C trong máu của con người. Đây là xét nghiệm chủ yếu đánh giá tình trạng, mức độ viêm. Đồng thời xét nghiệm CRP còn có mục đích theo dõi đáp ứng điều trị của một số bệnh lý gặp tình trạng nhiễm trùng. Để tìm hiểu thêm xét nghiệm CRP là gì? Hãy cùng tìm hiểu những điều cần biết về xét nghiệm CRP nhé!
Thế Nào Là Xét Nghiệm CRP?
Theo chứng minh cho thấy, protein phản ứng C là một glycoprotein đã được sản xuất chủ yếu bởi bộ phận gan. Thông thường, chúng ta sẽ không thấy được protein trong máu hoặc nó xuất hiện với tỷ lệ rất thấp. Tuy nhiên, khi tình trạng viêm cấp tính xuất hiện nó sẽ phá hủy mô trong cơ thể. Từ đó, cơ thể sẽ sản sinh ra số lượng lớn protein phản ứng C và làm tăng thêm nồng độ protein trong huyết thanh con người. Chính vì vậy, xét nghiệm định lượng CRP huyết thanh cong là xét nghiệm định lượng của protein phản ứng C trong máu của con người.
Xét Nghiệm CRP Và Chỉ Định Thực Hiện
Chỉ định tiến hành xét nghiệm CRP được thực hiện qua 3 yếu tố sau:
Kiểm tra kỹ càng tình trạng nhiễm trùng
Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra kỹ càng tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật. Lúc này, nồng độ CRP trong máu thường tăng lên trong vòng từ 2-6 giờ sau cuộc phẫu thuật. Đồng thời, chúng sẽ giảm xuống vào ngày thứ 3 sau khi mổ. Tuy nhiên, nếu nồng độ CRP tăng kéo dài trên 3 ngày phẫu thuật thì tình trạng nhiễm trùng rất dễ xảy ra và kéo dài.
Xác định một số bệnh lý
Thứ 2 chính là xác định và phát hiện nhiễm trùng mức độ nặng nhẹ. Đi kèm với đó chính là phát hiện cá bệnh lý liên quan như ung thư hạch bạch huyết, viêm và xuất huyết ruột, bệnh của hệ thống miễn dịch, viêm khớp hay có thể là nhiễm trùng xương.
Đánh giá khả năng đáp ứng
Cuối cùng chỉ định xét nghiệm CRP là đánh giá toàn bộ khả năng đáp ứng của quá trình điều trị. Đặc biệt chính là điều trị ung thư hoặc điều trị nhiễm trùng cho bệnh nhân. Lúc này, nồng độ CRP sẽ tăng nhanh hoặc giảm xuống ở mức độ bình thường. Điều này sẽ xảy ra nếu bệnh nhân đáp ứng đầy đủ với việc điều trị bệnh lý.
Như Thế Nào Là Đạt Chỉ Số CRP Ở Mức Độ Bình Thường?
Đối với những trường hợp không mặc cá bệnh viêm nhiễm thì CRP bình thường sẽ rơi vào mức dưới 0.3mg/100ml huyết thanh. Khi phát hiện chỉ số CRP đang ở mức tăng cao thì có nghĩa cơ thể đang xuất hiện viêm nhiễm cấp. Ngược lại, khi chỉ số CRP giảm xuống thì tình trạng viêm nhiễm sẽ dần mất đi, lấy lại sức khỏe tuyệt vời cho bệnh nhân.
Chỉ số CRP và vấn đề về tim mạch
Đây là lúc cơ thể đang xuất hiện viêm nhiễm hoặc gặp tình trạng tổn thương lớn. Lúc này, nồng độ CRP sẽ có thể tăng cao lên đến 1000 lần. Tuy nhiên, đây cũng được xem là yếu tố gây gia tăng mảng xơ vữa, động mạch vành có thể gặp tình trạng tắc nghẽn. Ngược lại, khi nồng độ CRP giảm có nghĩa là LDL cholesterol trong máu sẽ giảm xuống. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch mà có chỉ số này giảm ở mức 70mg/100ml thì bệnh tim ít bị tái phát. Còn nếu CRP giảm xuống 2mg/l thì nguy cơ tái phát bệnh nhồi máu cơ tim sẽ giảm đáng kể.
Đặc biệt, theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng. nồng độ CRP ở phụ nữ nếu tăng cao sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch gấp 7 lần so với các nhóm có nồng độ CRP thấp. Bên cạnh đó, khi chỉ số CRP tăng cao còn gây ra nhiều bệnh lý. Điển hình như gây tích tụ mảng xơ vữa trong máu sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn. Điều này nếu không được xử lý kịp thời thì các mảng này sẽ bị vỡ ra. Từ đó, cục máu đông hình thành và rất cơ thể dẫn tới tắc nghẽn mạch máu, tình trạng nhồi cơ tim đột quỵ xảy ra.
Bên cạnh đó, việc xét nghiệm CRP đối với những đối tượng mà gia đình đang mắc các bệnh tim mạch sẽ có ý nghĩa phát hiện sớm bệnh trước khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng khác. Đồng thời, lúc này bác sĩ sẽ đánh giá chính xác tình trạng bệnh cụ thể cũng như quyết định xem bệnh nhân có phải can thiệp phẫu thuật hay không.
Những trường hợp khiến chỉ số CRP tăng cao
Những trường hợp khiến chỉ số CRP tăng cao trên 10mg/l thường có nguyên nhân là do sự xuất hiện của nhiễm trùng hoặc của một bệnh lý cơ thể nào đó. Điều này sẽ không dùng để đánh giá nguy cơ tim mạch mà chỉ có thể áp dụng để phòng ngừa bệnh. Hoặc có thể là bổ sung chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm lại một lần nữa sau 2 tuần. Hoặc có thể là sau khi đã hết tình hình nhiễm trùng để có thể đánh giá là nguy cơ về tim mạch.
Hơn nữa, nếu chỉ số CRP tăng cao chúng ta cần nghĩ ngay đến các phản ứng viêm điển hình như viêm tụy cấp, ruột thừa, viêm ruột, viêm khớp dạng thấp, nhồi máu cơ tim và một số bệnh lý khác. Ngoài ra, ở một số trường hợp phụ nữ sử dụng viên tránh thai, người béo phì, chị em đang ở giai đoạn cuối thai kỳ thì chỉ số CRP cũng có thể tăng cao.
Khi Nào Cần Đến Bệnh Viện Xét Nghiệm CRP?
Đối với những tình trạng đang gặp bệnh nhiễm trùng hay bệnh mãn tính đã được chẩn đoán chính xác thì cần phải xét nghiệm CRP. Những trường hợp này sẽ phải xét nghiệm CRP lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian để có thể theo dõi hiệu quả điều trị của bệnh lý. Khi mức độ CRP của bệnh nhân có dấu hiệu giảm thì cũng là biểu hiện của phương pháp điều trị có kết quả tốt.
Thực tế cho thấy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ viêm thấp kéo dài cũng có thể liên quan đến tình trạng xơ vữa động mạch. Đi kèm với đó chính là tình trạng cholesterol trong cơ thể tăng cao. Đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh lý tim mạch. Chính vì vậy, xét nghiệm CRP cực kỳ quan trọng. Mục đích để có thể đánh giá nguy cơ đau tim cũng như đột quỵ ở người bệnh. Đồng thời, xét nghiệm CRP để bác sĩ có thể đưa ra một số phương án điều trị tốt nhất, giảm thiểu đi độ rủi ro của bệnh lý.
Đặc biệt, xét nghiệm CRP cũng được các bác sĩ chỉ định theo dõi hậu phẫu. Khi mức độ CRP tăng sau phẫu thuật và giảm xuống đạt đến mức bình thường, trù khi người bệnh gặp tình trạng nhiễm trùng hậu phẫu.
Xét nghiệm CRP Cùng Những Ý Nghĩa Thiết Thực
Xét nghiệm CRP chính là cuộc xét nghiệm viết tắt của C – Reactive protein, hay cũng có thể là Protein phản ứng C. Đây được biết là một trong những loại glycoprotein được sản xuất tại gan. Protein này bình thường sẽ không được sản xuất. Nó chỉ được sản sinh chỉ khi cơ thể gặp tình trạng viêm kích thích, mô cơ thể bị phá hủy. Lúc này, CRP sẽ được sản xuất số lượng lớn vào trong huyết thanh.
Thông thường, kể từ khi cơ thể xuất hiện tình trạng viêm, chỉ số CRP sẽ tăng lên đáng kể trong vòng 6 tháng. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ xác định được tình trạng viêm một cách sớm nhất với tốc độ lắng hồng cầu. Ngoài ra, do nồng độ globulin máu cùng với hematocrit đã bị thay đổi, tuy nhiên CRP lại không phụ thuộc vào 2 giá trị thiết thực này. Chính vì vậy nó đạt giá trị chẩn đoán khá cao. Cùng với đặc trưng của CRP tồn tại trong cơ thể người, xét nghiệm CRP sẽ được sử dụng để kiểm tra một số tình trạng viêm nhiễm như:
Đánh giá toàn bộ tình trạng nhiễm trùng hậu phẫu
Sau quá trình phẫu thuật từ 6-12 tiếng, đây là thời điểm nồng độ CRP trong huyết thanh tăng lên đáng kể. Đặc biệt tối đa khoảng 48 giờ sau phẫu thuật. Nồng độ CRP sẽ có hiện tượng giảm vào ngày thứ 3 sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu sau 3 ngày nồng độ CRP trong huyết thanh vẫn tăng cao, kéo dài thì đây là nguy cơ nhiễm trùng cực kỳ cao, bạn cần đi tái khám lại.
Xác định tình trạng nhiễm trùng
Xét nghiệm CRP để có thể xác định một số bệnh nhiễm trùng và bệnh lý gây ra tình trạng viêm. Điển hình như các bệnh ung thư hạch bạch huyết, viêm khớp dạng thấp, bệnh miễn dịch, bệnh nhiễm trùng xương,…
Đánh giá toàn bộ khả năng đáp ứng điều trị
Cuối cùng, xét nghiệm CRP để có thể đánh giá khả năng đáp ứng điều trị của một số bệnh nhiễm trùng ở bệnh nhân. Đặc biệt là nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Đối với những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị nhiễm trùng hay ung thư, việc xét nghiệm CRP cực kỳ quan trọng. Mục đích để có thể đánh giá hiệu quả cho quá trình điều trị. Lúc này, nồng độ CRP trong huyết thanh sẽ tăng lên hay giảm xuống theo đúng chu kỳ điều trị của bệnh nhân.
Xét Nghiệm CRP Có Quy Trình Thực Hiện Như Thế Nào?
-
Khi xét nghiệm CRP, bệnh nhân không cần phải kiêng ăn uống như một số xét nghiệm khác. Tuy nhiên, đối với những trường hợp đặc biệt thì bác sĩ sẽ dặn dò chế độ ăn kiêng của từng cá nhân khoảng từ 4-12 tiếng.
-
Tiếp theo nhân viên y tế sẽ tiến hành công việc lấy máu của bệnh nhân.
-
Sau khi đã lấy máu thành công, bệnh nhân cần băng và ép trực tiếp lên vùng chọc tĩnh mạch lấy máu nhằm mục đích giúp cầm máu.
Xét nghiệm CRP đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chẩn đoán chính xác các bệnh lý viêm nhiễm. Đồng thời, nó còn có tác dụng theo dõi lành thương một cách tốt nhất. Đặc biệt đây là yếu tố có thể phát hiện sớm các nguy cơ mắc bệnh lý nghiêm trọng về tim mạch. Chính vì vậy, khi phát hiện dấu hiệu viêm hay có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh nhân cần đến xét nghiệm nồng độ CRP. Đồng thời kết hợp với một số phương pháp chẩn đoán khác để điều trị bệnh.
7-Dayslim là một trong những trung tâm xét nghiệm CRP uy tín, đạt tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu. 7-Dayslim không những đảm bảo 100% về chất lượng mà còn sở hữu đội ngũ y bác sĩ đứng đầu chuyên ngành. Đặc biệt, trung tâm xét nghiệm sở hữu trang thiết bị công nghệ hiện đại, từ đó mang lại thuận lợi cho quá trình xét nghiệm CRP để chẩn đoán bệnh lý. Đặc biệt, không gian thoáng mát, sạch sẽ, được vô trùng vô khuẩn kỹ càng là điểm cộng của 7-Dayslim. Chính vì vậy, đây được đánh giá là trung tâm xét nghiệm hàng đầu, đáng để lựa chọn.
Vừa rồi, chúng ta đã cùng đi khám phá xét nghiệm CRP là gì? Đồng thời là những điều cần biết về xét nghiệm CRP. Hy vọng bài viết bổ ích này đem đến nhiều thông tin quan trọng, cần thiết cho đọc giả.