Để có thể biết được thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu thì hãy cùng 7-Dayslim tìm hiểu nhé.
Thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu gồm những gì? Quy trình để thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu gồm những bước nào? Đó được xem là những câu hỏi cơ bản về việc thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu. Do đó, hãy cùng 7-Dayslim tìm hiểu thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu (KCBBĐ)
Thời điểm thay đổi nơi khám, chữa bệnh ban đầu
Theo quy định tại điều 26 của luật bảo hiểm y tế năm 2008 quy định rằng: “Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.”
Do đó, để thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu chỉ được thực hiện vào tháng 1, tháng 4, tháng 7 và tháng 10 hàng năm.
Thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu gồm những gì?
Theo luật bảo hiểm ý tế năm 2008, người tham gia bảo hiểm y tế được phép thay đổi lại cơ sở khám chữa bệnh ban đầu khi có nhu cầu.
Theo khoản 4 Điều 27 quyết định 595/QĐ-BHXH thì hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu gồm những giấy tờ sau:
-
Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (đối với người tham gia bảo hiểm y tế).
-
Bảng kê thông tin (đối với đơn vị).
-
Đồng thời, bạn cần nộp thẻ bảo hiểm y tế cũ còn giá trị sử dụng.
Chi phí thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu
Theo khoản 3 điều 30 quyết định 595/QĐ-BHXH thì việc tiến hành thủ tục làm lại thẻ bảo hiểm y tế do thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu thì không tốn bất cứ chi phí nào.
Thời gian, quy trình giải quyết hồ sơ thay đổi nơi KCBBĐ
Theo khoản 3 điều 30 quyết định 595/QĐ-BHXH thì việc giải quyết hồ sơ làm thủ tục thay đổi sẽ không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Theo khoản 1 điều 19 luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ về thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu gồm:
-
Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mẫu TK1-TS (01 bản)
-
Thẻ BHYT cũ còn giá trị sử dụng
-
Chứng minh thư nhân dân (bản gốc và 01 bản sao)
Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu
Bạn có thể nộp hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.
Bạn có thể nộp hồ sơ tai những địa điểm sau:
-
Cơ quan BHXH huyện để cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT do BHXH huyện thu.
-
Cơ quan BHXH tỉnh để cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT tại các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu.
Bước 3: Chờ giải quyết
Bạn có thể nộp hồ sơ sau đó nhận phiếu hẹn hoặc thông báo qua email từ cơ quan BHXH (Nếu thực hiện qua phần mềm BHXH điện tử) nơi nộp hồ sơ.
Cơ quan BHXH sẽ cấp thẻ BHYT mới sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ. Và nếu như không được giải quyết thì cơ quan BHXH cần nêu rõ lý do không giải quyết.
Bước 4: Nhận thẻ BHXH đã thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu mới
Cơ quan BHXH chuyển thẻ BHYT đã được thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu đã đăng ký cho người tham gia hoặc chuyển cho đơn vị nơi làm thủ tục đăng ký lại cơ sở khám chữa bệnh ban đầu cho người lao động.
Nộp hồ sơ thay đổi đổi nơi KCBBĐ ở đâu?
Theo khoản 3 Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH về cấp thẻ bảo hiểm y tế thì bạn có thể nộp hồ sơ ở cơ quan cấp khác nhau:
-
Đối với người tham gia bảo hiểm y tế do bảo hiểm xã hội cấp huyện thu thì nơi nộp hồ sơ là bảo hiểm xã hội cấp huyện.
-
Người tham gia bảo hiểm y tế tại các đơn vị do bảo hiểm xã hội cấp tỉnh trực tiếp thu thì nộp hồ sơ tại bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.
Khám chữa bệnh trong thời gian chờ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
Theo khoản 3 điều 15 nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định việc khám chữa bệnh trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT như sau:
“Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.”
Thế nên, người tham gia BHYT vẫn được hưởng những quyền lợi của BHYT theo quy định nếu như bạn xuất trình được giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ BHYT cùng với các giấy tờ tùy thân có đính kèm ảnh.
7-Dayslim đã chia sẻ đến bạn thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu (KCBBĐ). Nếu bạn đang có nhu cầu thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu thì hãy theo dõi bài viết này nhé.
Có thể bạn quan tâm:
>> Bảo hiểm y tế là gì? Quyền lợi BHYT? Tại sao nên mua BHYT?
>>Bảo hiểm y tế: như thế nào gọi là vượt tuyến, trái tuyến?
>>Hồ sơ, thủ tục nhận bảo hiểm xã hội một lần mới nhất 2021
7-Dayslim