Cây hoa hòe là cây gì và công dụng của nó như thế nào? Hãy cùng với 7-Dayslim tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Hoa hòe từ lâu đã là một trong những vị thuốc được sử dụng thường xuyên trong các bài thuốc y học cổ truyền. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết được công dụng cụ thể của loại cây này. Vậy thì hãy cùng đi tìm hiểu tường tận về loại cây này cùng với 7-Dayslim nào.
Tìm hiểu về cây hoa hòe
Cây hoa hòe là cây gì?
Cây hoa hòe là một loài cây thân gỗ, có tên khoa học là Sophora japonica Linn, thuộc họ nhà Đậu. Loài thực vật này còn được biết đến với các tên gọi khác như hòe mễ thán, hò hoa, cây hòe,…Được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc y học cổ truyền, nhằm chữa các bệnh huyết áp cao, rối loạn giấc ngủ,….
Đặc điểm của cây hoa hòe
Loài thực vật này có chiều cao trung bình khoảng 15m, các nhánh cây tỏa ra nhiều phía bao quanh thân. Lá cây có chiều dài dao động từ 1,5 – 4,5cm, gân lá ở vị trí chính giữa và nổi ở mặt dưới, lá có hình dáng gần giống lông chim, mang màu xanh đậm và mặt dưới xanh nhạt hơn.
Hoa hòe thường sẽ mọc thành từng cụm ở gần đầu cành. Hoa có dạng hình chùy, tràng hoa gần giống cánh bướm và có màu trắng ngà. Quả hòe có dáng gần giống quả đậu, vỏ dày và mang màu xanh dương.
Cây hoa hòe là một loài thực vật ưa ẩm, thích sáng và phân bố chủ yếu ở những nơi có khí hậu ấm áp như nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Tại Việt Nam, bạn có thể đến các tỉnh như Hà Bắc, Hải Phòng, Ninh Bình,…để có thể tận mắt chứng kiến loại cây này.
Bộ phận sử dụng làm dược liệu
Ở cây hoa hòe, nụ hoa và quả sẽ được sử dụng làm dược liệu. Trong đó, nụ hoa có hình dáng gần giống quả trứng, ngắn, chiều dài từ 3-6mm và có màu vàng xám. Đài hoa thì có hình chuông, chia làm 5 răng lông ôm chắc nụ hoa.
Cách bào chế:
- Đối với nụ: Có thể phơi, sấy khô hoặc dùng nụ tươi để pha trà. Theo Đông Dược học thiết yếu, thì tuốt nụ hoa, sau đó sắc lấy nước uống, hoặc sao cháy đen và tán thành bột mịn làm thuốc.
- Đối với quả: Sao trên lửa nhỏ cho đến khi quả ngả vàng, để nguội là có thể sử dụng. Hoặc sao cho đến khi chuyển sang màu đen thì lấy nước phun ướt rồi đem phơi khô.
Công dụng của cây hoa hòe
Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh, Viện trưởng Viện NC&PT Y dược học cổ truyền, hoa hòe là một loài dược liệu có rất nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe con người, như:
- Giảm mỡ máu: Trong ghi chép của Trung dược học thì hoa hòe giúp phòng ngừa các bệnh về xơ vữa động mạch, giúp làm giảm lượng cholesterol có trong máu.
- Cầm máu: Cũng theo ghi chép của Trung Dược học, hoa hòe có tác dụng cầm máu rất tốt. Đặc biệt, nếu sao thành than sẽ hiệu quả hơn.
- Điều trị cao huyết áp: Theo nghiên cứu, trong nụ hoa hòe chứa rất nhiều rutin, đặc biệt lúc nụ chưa nở. Đây là một hợp chất hóa học có tác dụng làm dày thành mạch, tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, vì vậy người ta thường dùng hoa hòe để bảo vệ mạch máu, tránh vỡ thành mạch.
- Hỗ trợ tim mạch: Ngoài trừ mạch máu, hoa hòe cũng hỗ trợ cho hệ thống tim mạch được khỏe mạnh, làm ổn định nhịp tim và giảm sự hình thành cục máu đông.
- Ngoài ra, tính mát của hoa hòe cũng giúp điều trị một số căn bệnh hiệu quả như mất ngủ, giải độc, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu,…
Cách pha trà hoa hòe thơm ngon
Ngoại trừ dùng làm thuốc, hoa hòe cũng thường được sử dụng rộng rãi bằng cách pha trà, có thể bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Và để pha được một ly trà hoa hòe chuẩn, bạn nên thực hiện theo cách sau:
- Nguyên liệu: Sử dụng khoảng 20-30g hoa hòe khô
- Cách pha: Cho khoảng 20g hoa hòe khô vào ấm trà, nếu được hãy sử dụng các ấm trà bằng sứ hoặc gốm truyền thống. Đổ nước đã đun sôi khoảng 90-95 độ C vào ấm trà để tráng ấm cũng như loại bỏ bụi bẩn của hoa. Tiếp theo, cho một lượng nước ấm khoảng 200ml vào ấm và chờ từ 5-7 phút để nụ hoa ngấm dần và chìm xuống. Sau đó bạn có thể thưởng thức.
Lưu ý: Nếu hoa chưa chìm xuống dưới nước chứng tỏ nước chưa đủ độ nóng, bạn có thể thêm nước lại lần 2 khi đã uống hết. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha trà bằng cách cho hoa hòe vào ấm nước và đun sôi khoảng 1-2 phút.
Lưu ý khi sử dụng trà hoa hòe
Tuy trà hoa hòe rất có lợi cho sức khỏe của con người nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng thức uống này. Có một số lưu ý khi sử dụng để tránh gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể, như:
- Những người hay đau bụng hoặc ăn kém, chậm tiêu nên hạn chế sử dụng do hoa hòe có tính lạnh, sẽ gây nguy hiểm cho người dùng. Nếu muốn sử dụng, cần phải có sự tư vấn từ các chuyên gia, thầy thuốc để đảm bảo an toàn.
- Những người có cơ địa huyết áp thấp cũng nên tránh sử dụng vì cây hoa hòe có công dụng làm giảm huyết áp cho các đối tượng bị cao huyết áp, vì vậy những người huyết áp thấp nếu sử dụng sẽ gây chóng mặt hoặc choáng.
Một số câu hỏi thường gặp
Uống nhiều hoa hòe có tốt không?
Cho đến hiện tại, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra các tác dụng phụ hoặc độc tố có trong hoa hòe. Tuy nhiên, mọi người cũng không nên chủ quan mà sử dụng quá mức dẫn đến gây hại cho cơ thể. Như hoa hòe có thể sử dụng để trị tiêu chảy nhưng bản chất của cây lại chứa tính hàn nên nếu sử dụng quá liều có thể khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.
Hoa hòe có tốt cho bà bầu không?
Trong hoa hòe có chứa tính hàn, gây lạnh nên các đối tượng như thiếu máu, trẻ sơ sinh hoặc phụ nữ cho con bú không được tùy ý sử dụng loại cây này, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu muốn dùng, cần có sự cho phép của các bác sĩ hoặc người có chuyên môn cao.
Hoa hòe có tác dụng giảm cân không?
Như đã chia sẻ, trong hoa hòe có thành phần giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, kiểm soát sự trao đổi chất và giúp loại bỏ các chất độc tố. Vì vậy, hoa hòe là một trong những bài thuốc có tác dụng giảm cân an toàn.
Hoa hòe giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện những địa điểm bán hoa hòe khác nhau, nhưng bạn nên lưu ý lựa chọn những nơi có uy tín như các trung tâm dược liệu lớn, các tiệm thuốc y học cổ truyền được nhiều người tin dùng để đảm bảo chất lượng với giá sản phẩm khoảng 140.000 VNĐ/500g.
Bài viết trên là những thông tin về cây hoa hòe muốn gửi đến bạn. Mong bài viết sẽ hữu ích và đừng quên theo dõi 7-Dayslim để có thêm kiến thức nhé!
Nguồn: Chuyên trang sức khỏe HelloBacsi và Trung tâm dược liệu Vietfarm
Mua các loại thảo mộc, rau gia vị tại 7-Dayslim nhé:
7-Dayslim