Gạo lứt được mệnh danh là loại “tinh bột vàng” và luôn xuất hiện trong các thực đơn làm đẹp của các chị em phụ nữ. Không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ cho việc giảm cân mà gạo lứt còn hàm chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể của chúng ta. Để phân biệt đâu là gạo lứt thì cũng vô cùng đơn giản. Trong cấu tạo của một hạt thóc sẽ bao gồm 3 lớp: vỏ trấu màu vàng bảo về hạt, lớp màng mỏng trắng nhẹ hay còn gọi là cám gạo và cuối cùng là hạt gạo trắng ngần bên trong. Điểm khác biệt giữa gạo lứt và gạo trắng thông thường chúng ta hay ăn là sự tồn tại của cám gạo – lớp màng mỏng ở giữa. Mặc dù chỉ là lớp mỏng nhưng đây lại là thành phần chứa nhiều giá trị dinh dưỡng nhất, và cũng là yếu tố giúp gạo lứt chiếm trọn spotlight khi so sánh mức độ giàu các chất với gạo trắng. Vì vẫn còn lớp cám gạo nên gạo lứt theo khẩu vị của một số người đánh giá thì khó ăn, hơi khô và nham nháp khi nhai.
Điều thú vị là gạo lứt còn được chia ra thành nhiều loại khác nhau, có hương vị và giá trị dinh dưỡng cũng khác nhau. Nếu phân loại theo màu sắc, gạo lứt sẽ có ba loại: gạo lứt trắng, gạo lứt đỏ và gạo lứt đen. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tất tần tật những kiến thức cần biết về gạo lứt đen, hay còn được gọi là gạo lứt tím than hoặc nếp than cho các bạn đang tập tành lối sống lành mạnh, chế độ ăn dinh dưỡng và tốt cho cơ thể nhé.
I. Gạo lứt đen là gì?
Gạo lứt đen, hay còn được gọi bằng gạo đen, là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đem đến nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe hơn cả gạo trắng.
Xét trên phương diện nguồn gốc, đây là giống gạo thuộc loài Oryza sativa L. Đây là loại thực phẩm quen thuộc với các nước châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Bangladesh. Gạo lứt đen (gạo lứt tím than) là trong loại thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ và protein gấp đôi so với các loại gạo lứt thông thường, và tất nhiên là cả các loại gạo trắng thông thường. Gạo lứt tím than là thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, được nhiều bác sĩ khuyên nên sử dụng để tăng cường dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hằng ngày, đặc biệt là khẩu phần ăn thiên về cơm như người châu Á chúng ta.
Để phân biệt loại gạo này vô cùng đơn giản, bởi chúng ta chỉ cần nhận diện thông qua màu sắc. Trông từ xa thì gạo có màu đen ánh tím đặc trưng, nước vo gạo sẽ có hơi màu tím và khi nấu chín, gạo sẽ có màu sắc thiên về tím nhiều hơn. Giải thích dựa trên khoa học thì màu tím này là sự hiện diện của anthocyanin – một loại chất có chứa trong các thực phẩm có màu tím, xanh như bông cải tím, hoa đậu biếc. Về công dụng của loại chất này thì không cần phải bàn cãi nhiều, nó mang hoạt tính sinh học tốt cho cơ thể con người, giúp chúng ta tránh những bệnh về tim mạnh, bệnh ung thư, tăng cường khả năng miễn dịch. Ti ti những lợi ích từ hoạt chất này mà gạo lứt tím có chứa.
Không chỉ có vậy, khi nấu chín, loại gạo này có mùi thơm ngọt ngào của nếp vô cùng hấp dẫn. Xét về độ dẻo, gạo lứt đen còn được gọi là nếp than, nói đến đây thì không còn nghi ngờ gì về độ dẻo của nó nữa đúng không nào. Loại gạo lứt đen này khá quen thuộc với những tỉnh thành về phía bắc, là một trong những món ăn đặc trưng theo văn hóa của họ, nhiều nơi còn gọi gạo lứt tím than là nếp cẩm. Mặc dù nhiều người đánh giá gạo lứt khá khó ăn do kết cấu của loại gạo này có vỏ cám nham nháp nhưng trên thực thế gạo lứt đen rất dễ ăn, kết hợp được với nhiều món và thậm chí có thể thay thế cơm trắng trong những bữa cơm hàng ngày của chúng ta.
II. 100 Gram Gạo lứt Đen mang lại bao nhiêu Calo
Để có thể dễ dàng hơn trong việc xác định giá trị dinh dưỡng của loại gạo lứt tím này, chúng ta sẽ “cân đo đong đếm” dựa trên khẩu phần là 100 gram gạo lứt đen đã được nấu chín bởi sau một quá trình nhiệt nung, một số chất sẽ chuyển hóa hay biến mất.
Một 100gram gạo lứt đen đã nấu chín sẽ chứa 101 Calo gồm có:
- 21 gram Carbs;
- 4 gram Chất đạm;
- 2 gram Chất Xơ;
- 9% RDV Kẽm;
- 7%RCV Vitamin B6;
- 8% RDV Photpho;
- 8% RDV Magie;
- 14% RDV Mangan. (RDV: Recommended Daily Value – nghĩa là giá trị dinh dưỡng hàng ngày được khuyên dùng).
Nhìn vào thống kê thành phần của 100gram gạo lứt đen chúng ta thấy rằng loại gạo này chứa các chất khá hiếm gặp trong gạo với một hàm lượng cũng khá lớn khi so với hàm lượng thông thường xuất hiện trong gạo trắng.
III. Tác dụng của Gạo Lứt Đen đem lại cho cơ thể
Trong chế đố ăn của những người ưa chuộng lối sống lành mạnh không thể thiếu sự xuất hiện của loại gạo thần thánh – gạo lứt. Được đánh giá là “thực phẩm vàng” khi giàu giá trị dinh dưỡng nhưng hương vị của gạo lứt lại là một vấn đề gây tranh cãi bởi sẽ có người yêu thích kết cấu của gạo lứt và ngược lại cũng sẽ có người không cảm thấy vị ngon khi ăn loại gạo này.
Vậy câu hỏi đặt ra là liệu bạn đã thực sự hiểu rõ hết những điều kì diệu của gạo lứt với cơ thể chúng ta hay chưa? Và với những ai đang ăn gạo lứt hàng ngày thì bài viết này cũng sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan nhất về gạo lứt.
Từ đó giúp cho những bạn chưa ăn hoặc đang e ngại ăn thử nó sẽ có thêm động lực để đưa thực phẩm lành mạnh này vào chế độ ăn hàng ngày và tất nhiên cũng sẽ tiếp thêm sức mạnh” cho những ai đang ăn gạo lứt hàng ngày duy trì thói quen tốt này.
1. Có lợi cho hệ tiêu hóa
Thông thường ông bà thường hay truyền miệng nhau phương thức để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì cần phải bổ sung thật nhiều rau bởi phần lớn trong rau là chất xơ. Loại chất này giúp thúc đẩy khả năng tiêu hóa của con người, hỗ trợ trong quá trình cân bằng cholesterol trong cơ thể. Như đã đề cập ở trên bảng thành phần của gạo lứt tím thì trong mỗi 100 gram đã nấu chín hàm chứa 2 gram chất xơ – đây không phải con số quá ấn tượng so với các loại rau củ khi bản thân chúng chứa phần lớn là chất này nhưng đây là là hàm lượng cũng khá ấn tượng khi so với các loại gạo khác.
Việc thúc đẩy và hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ phần nào giảm những tổn thương cho các nội tạng liên quan đến hệ tiêu hóa như dạ dày và đường ruột.
2. Giúp cải thiện hệ miễn dịch trong cơ thể con người
Hệ miễn dịch là một trong những thuật ngữ mà chúng ta thường xuyên được nghe, vừa quen thuộc nhưng cũng rất mơ hồ và ít người có kiến thức về nó. Đặc biệt, cụm từ này được đề cập khá nhiều trong hai năm gần đây khi mà đại dịch Covid 19 hoành hành, hệ miễn dịch chính là hàng rào tự nhiên của mỗi người phòng thủ và bảo vệ con người trước những căn bệnh và hệ miễn dịch của mỗi người là hoàn toàn khác nhau.
Hơn thế nữa, độ “mạnh-yếu” của hệ miễn dịch trong mỗi người không phải là vĩnh cửu, có thể cơ thể bạn miễn dịch tốt nhưng không biết cách bảo vệ và gìn giữ thì sau một thời gian nó sẽ giảm và khi đó nguy cơ cơ thể bạn suy yếu, dễ đau ốm lặt vặt. Nếu bạn đang muốn cải thiện hay tăng cường hệ miễn dịch của mình, sử dụng thường xuyên nếp than trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ là một sự lựa chọn đúng đắn bởi trong gạo lứt đen có chứa phytosterol ở nồng độ cao – đây là chất có thể hỗ trợ cơ thể bằng cách bổ sung các lợi khuẩn, bài trừ những hại khuẩn.
3. Hỗ trợ cải thiện và tăng cường thị lực
Có vai trò lợi ích rất quan trọng trong việc ngăn ngừa thoái hóa hoàng điểm tuổi già và đục thủy tinh thể. Vì 2 chất này được hấp thụ các tia cực tím từ ánh sáng mặt trời, bảo vệ võng mạc, hoàng điểm và làm giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
Lutein và zeaxanthin được xem là hai thành phần quan trọng và vô cùng hữu ích trong việc bảo vệ mắt của chúng ta khỏi những tác động lên mắt như ánh sáng xanh – loại ánh sáng phổ biến ngày nay ảnh hưởng đến sức khỏe thị giác. Hai chất này sẽ giúp hỗ trợ bảo vệ võng mạc của bạn bằng cách lọc những ánh sáng xanh này, nhờ vật mà mắt bạn cũng có thể tránh những nguy cơ mắc các bệnh như bệnh đục thủy tinh thể. Nếu bạn muốn ngay cả chế độ ăn của mình cũng góp phần cải thiện thị lực ngoài việc bổ sung các thực phẩm chức năng thì có thể cân nhắc việc sử dụng thường xuyên gạo lứt đen. Các bệnh lý về mắt cũng thường xuất hiện khi con người có tuổi, mắt thường mờ, tầm nhìn kém đi do các tế bào mắt bị oxi hóa. Gạo lứt đen chứa chất anthocyanin giúp ức chế quá trình tiêu hóa này lại, hỗ trợ tình trạng mắt yếu đi của con người.
4. Có lợi cho sức khỏe tim mạch
Có thể các bạn đã nghe rất nhiều đến Cholesterol – chất béo không tan và được nhiều người nhận dạng là một loại chất xấu cần hạn chế trong cơ thể, tác nhân của các bệnh tim mạch nguy hiểm như xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Thử tưởng tượng như Cholesterol chính là những cặn bám vào thành mạch máu khiến cho mạch máu của chúng ta bị hẹp dần thì Chất xơ không tan – có chứa trong nếp than sẽ phần nào ngăn ngừa và “dọn dẹp” bớt các cặn này trong quá trình tiêu hóa trước khi nó được hấp thụ vào máu. Ngoài ra, màu tím của nếp than – anthocyanin không chỉ đơn thuần là một đặc điểm đặc biệt mà cũng là một trong những hoạt chất giảm nguy cơ mắc những căn bệnh về tim mạch.
Do đó, các bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch, ngoài việc điều trị bằng các phương pháp y học, việc điều trị thông qua chế độ ăn uống để kiểm soát các nguy cơ khiến tình trạng bệnh trở nên tệ hơn vẫn luôn được các bác sĩ khuyên và gạo lứt đen hay còn gọi là nếp than sẽ được ưu ái gọi tên trong thực đơn của họ. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là chỉ những ai mắc bệnh tim mạch thì mới nên ăn gạo lứt, “phòng bệnh hơn chữa bệnh” – việc sử dụng gạo lứt đem (gạo lứt tím) sẽ như là một phương thức giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa những nguy cơ đến với các căn bệnh nguy hiểm.
5. Hỗ trợ cho sức khỏe của xương cốt
Xương cốt có thể tượng trưng cho khung của một ngôi nhà, khi khung của căn nhà chắc chắn thì nó mới có thể vững chãi theo thời gian. Cũng tương tự vậy, xương trong cơ thể con người hoàn toàn nắm giữ vị trí quan trọng, sức khỏe xương cốt tốt thì cơ thể chúng ta mới có thể khỏe mạnh và dồi dào năng lượng. Tuy nhiên xương cốt chính là một trong những nạn nhân bị thời thời gian bào mòn một cách rõ ràng nhất, khi con người càng già đi thì xương khớp không còn chắc khỏe hay có khả năng tự chữa lành mạnh mẽ như khi còn trẻ. Đó chính là lí do mà chúng ta cần chăm lo cho sức khỏe xương ngay từ khi còn rất trẻ. Để tăng cường sức khỏe cho xương khớp, nạp những khoáng chất hỗ trợ việc hấp thu canxi vào xương như Photpho, kẽm,… rất quan trọng. Hai chất Photpho và kẽm này sẽ giúp duy trì mật độ khoáng xương (ngăn chặn bệnh loãng xương), và đảm bảo cho xương – khớp ổn định. Trùng hợp thay 2 loại khoáng chất này chứ khoảng 7-8% RDV trong gạo lứt đen. Đó cũng chính là lí do khi dùng gạo lứt đen hay còn gọi là gạo lứt tím hoặc nếp than trong một thời gian dài thay cho gạo trắng thông thường, bạn sẽ thấy xương khớp chắc chắn, làm được những việc đòi hỏi sức bền hơn. Ngoài việc bổ sung trực tiếp bằng thực phẩm chức năng thì bạn cũng có thể dùng gạo lứt đen hằng ngày đểđể sức khỏe xương tốt hơn.
6. Tăng cường trí nhớ và giảm nguy cơ mắc các bệnh mất trí nhớ
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc não bộ có dấu hiệu đãng trí và kém minh mẫn là việc các tế bào não dần bị oxy hóa theo thời gian. Có nghĩa là việc làm chậm quá trình oxy hóa các tế bào não có thể giúp giảm trí nhớ và ngăn ngừa các bệnh mất trí nhớ. Mặc dù chưa có những nghiên cứu cụ thể chỉ rõ rằng việc gạo lứt đen có thể chống việc suy giảm trí nhớ nhưng trong loại gạo lứt tím này có chứa anthocyanins – chất được các nghiên cứu chứng mình ngăn chặn quá trình lão hóa và hủy hoại tế bào do gốc tự do gây ra. Điều này cũng có thể dẫn đến một kết luận là ăn gạo lứt đen hay còn gọi là nếp cẩm có thể giúp chúng ta ngăn chặn quá trình lão hóa các tế bào não, cải thiện trí nhớ và giúp chúng ta trở nên minh mẫn hơn, học tập hiệu quả hơn.
Giải thích thêm về gốc tự do, được biết đến là những nhân tố độc hại với cơ thể con người, gây ra những bệnh lý nguy hiểm, chúng gây rối loạn trật tự hoạt động thông thường của tế bào, xúc tác cho việc lão hóa nhanh tế bào và thậm chí là phá hủy tế bào trong cơ thể con người. Anthocyanins có khả năng ức chế, vô hiệu hóa tác hại của gốc tự do và giúp cơ thể chúng ta ngăn ngừa được vô số những bệnh lý nguy hiểm. Đối với não bộ thị các bệnh có tác động từ gốc tự do có thể là Alzheimer, bệnh Parkinson,…
7. Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư
Lại một lần nữa đề cập đến Gốc tự do, nó có thể tác động đến các ADN của chung ta, gây đột biến và tăng khả năng mắc bệnh ung thư hoặc làm cho bệnh tình trở nặng nếu chẳng may chúng ta đã mắc phải. Tương tự như khả năng giúp việc tăng “đề kháng” cho não bộ, thì gạo lứt đen (nếp than) còn góp phần vào công cuộc ngăn ngừa những nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư. Vì vậy, nếu các bạn đang muốn thay đổi lối sống lành mạnh, nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh từ trong ra ngoài thì cân nhắc việc ăn cơm gạo lứt tím ngay thôi nhé.
8. Thúc đẩy nhanh quá trình chữa lành các vết thương
Trong 100gram gạo lứt đen có chứa đến 2 gram chất đạm – protein, cao hơn rất nhiều so với các loại gạo lứt khác. Đây là chất hỗ trợ cho việc xây dựng cơ thể, cơ bắp. Đây là một chất vô cùng quan trọng trong cơ thể con người, nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh tuy nhiên nó thường được chứa nhiều các các loại thịt như thịt heo, thịt bò, cá, trứng, thịt gà,… Đặc điểm này khiến cho việc ăn chay trở thành một hạn chế cho những người theo đuổi trường phái ăn uống này bởi họ sẽ mất đi một phần lớn nguồn cung cấp chất đạm. Tuy nhiên, gạo lứt tím đã cho thêm người ăn chay một sự lựa chọn, dù chỉ ăn cơm với các thực phẩm chay thông thường khác thì vẫn không quan ngại việc thiếu đi nguồn đạm thiết yếu.
9. Tránh dị tật bẩm sinh cho bà bầu trong thai kỳ
Vitamin B6 cũng là một thành phần có hàm lượng khá cao trong gạo lứt tím, đây là thành phần hỗ trợ giảm nguy cơ bị dị tật ống thần kinh của bào thai. Các bà bầu cũng nên sử dụng gạo lứt đen để vừa hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng tốt, vừa có thể giảm nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh cho mình. Cũng lại là nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh. Sử dụng trong hàng ngày tích tiểu thành đại để cơ thể mẹ và con đều khỏe mạnh ngay cả trong thai kỳ lẫn khi đã sinh bé ra nhé.
IV. Gạo lứt Đen được ưu tiên trong quá trình làm đẹp
1. Hỗ trợ quá trình giảm cân và loại bỏ chất béo xấu
Như đã đề cập ở trên, thành thật mà nói, nhiều người tìm đến gạo lứt với những ý nghĩ đầu tiên đôi khi không xuất phát việc đây là loại ngũ cốc nguyên hạt giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe mà đơn thuần họ đồn tay nhau gạo lứt đen hay còn gọi là gạo lứt tím có thể hỗ trợ cho việc giảm cân. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân tại sao loại nếp than này có tác dụng “thần kỳ” này. Chúng ta cần phải biết những kiến thức cơ bản về các gạo lứt hỗ trỡ giảm cân để tránh phản tác dụng bởi suy cho cùng, gạo lứt đen vẫn là tinh bột.
Nhiều chế độ ăn kiêng khắc nghiệt yêu cầu người ăn cắt bỏ hoàn toàn tinh bột bởi khi ăn tinh bột, hấp thụ vào cơ thể người sẽ dễ chuyển hóa thành đường – thành phần dễ khiến tích tụ mỡ và gây béo phì. Trên thực tế rất ít người thực hiện chế độ này, thậm chí còn bị phản tác dụng. Khi cơ thể bạn không có nạp tinh bột, cơ thể không có “nhiên liệu” để chuyển hóa thành năng lượng đi nuôi cơ thể, bạn rất dễ mệt mỏi, tinh thần uể oải và dường như mất đi sức sống. Bài toán về tinh bột hoàn toàn dễ dàng được giải quyết khi bạn vẫn có đủ năng lượng nuôi cơ thể và vẫn hạn chế chuyển hóa đường để tích mỡ. Đơn giản bởi vì hai lý do sau: Một là cùng với một khẩu phần nặng bằng nhau, lượng tinh bột chứa trong cơm trắng nhiều hơn so với cơm gạo lứt đen, thứ hai là do gạo lứt đen vẫn còn lớp vỏ cám dồi dào chất xơ và protein giúp no lâu cho nên bạn ăn một chén cơm nhỏ gạo lứt đen (nếp than) sẽ có đủ năng lượng cho cơ thể và giúp bạn no lâu hơn, giảm đi cơn thèm ăn trong ngày.
Không chỉ vậy, trong gạo lứt tím chứa anthocyanin có thể hỗ trợ giảm tỷ lệ mỡ dư thừa trong cơ thể của bạn. Hơn nữa còn có một số chất trong loại gạo này thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất béo và từ đó phần nào hỗ trợ giải phóng chất béo ra khỏi cơ thể của bạn.
Thêm nữa, một tác dụng nhỏ khi ăn gạo lứt đen sẽ giúp bạn cảm thấy bị đầy bụng sau khi ăn no hay có cảm giác buồn ngủ như là khi ăn gạo trắng thông thường. Nếu sau khi ăn mà bạn lập tức đi ngủ thì cũng rất dễ khiến cơ thể tích mỡ và tăng cân.
Nói tóm lại, cơm gạo lứt đen hoàn toàn thay thế cơm gạo trắng để hỗ trợ quá trình giảm cân. Với một lượng nhỏ, đủ chất, đủ năng lượng và hỗ trợ giải phóng mỡ, chất béo.
2. Ngăn chặn quá trình lão hóa giúp cơ thể tươi trẻ và tràn đầy sức sống
Lại thêm một lần nữa đề cập đến chất anthocyanin – tinh hoa của gạo lứt đen, khả năng chống lão hóa của chất này đã đề cập trong suốt những lợi ích về mặt sức khỏe, cho nên không lấy làm lạ khi nó tiếp tục xuất hiện ở đây. Những chuyên gia làm đẹp rất khuyến khích mọi người sử dụng gạo lứt, đặc biệt là gạo lứt đen (hay còn gọi là gạo lứt tím) thật nhiều trong đời sống.
Sử dụng bột gạo lứt để làm mặt nạ bổ sung dưỡng chất cho da. Đây là mẹo làm đẹp tại nhà hoàn toàn tự nhiên mà nhiều chị em phụ nữ hay thậm chí phái đàn ông có quan tâm đến việc làm đẹp mách tai nhau rất nhiều. Việc trực tiếp đắp bột gạo lứt đen để bổ sung chất chống lão hóa cho da sẽ giúp da của dần dần căng trẻ, đều màu da hơn, dưỡng trắng cho da của bạn. Đồng thời, nhiều người còn mách nước sử dụng bột gạo lứt đen để thêm vào sữa rửa mặt giúp làm sạch sâu làn da, ngăn ngừa hình thành mụn đầu đen, mụn cám. Tất nhiên, để làn da không tì vết thì không chỉ hoàn toàn sử dụng gạo lứt mà bạn cần phải kết hợp thêm các bước skincare khác, nhưng đây là một thành phần không nên bỏ qua trong quá trình làm đẹp.
Ngoài việc đắp trực tiếp, bạn cũng có thể sử dụng trà gạo lứt đen rang để thay cho nước lọc uống hàng ngày, việc bổ sung tối đa các nguồn từ trong ra ngoài như vậy sẽ giúp cơ thể bạn sau một thời gian như bừng sức sống, tươi trẻ và xinh đẹp rạng rỡ.
V. Cách nấu gạo lứt đen thơm ngon và bổ dưỡng
Nhiều người cho rằng, vì kết cấu của gạo lứt đen vốn gì còn có lớp vỏ cám và trông cũng hơi khá “kì quặc” về màu sắc nên có vẻ hơi khó để chế biến hơn loại gạo lứt thông thường. Nhưng hoàn toàn không như bạn nghĩ đâu nhé, chế biến gạo lứt vô cùng đơn giản không khác gì các loại còn lại.
Bạn chỉ cần thực hiện các thao tác như khi nấu cơm thông thường từ đong gạo, vo gạo với nước để làm sạch (bước này bạn cần hạn chế chà xát nhiều để làm mất đi vỏ cám mỏng manh chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao đi nhé), đong nước với gạo theo tỷ lệ 1 gạo 2 nước (gạo lứt đen có phần hơi lâu chín và hút nước nhiều hơn vì thế đừng nấu quá ít nước sẽ dễ khiến cơm sống và không thơm dẻo như kỳ vọng) và cuối cùng là bỏ vào nồi cơm điện và đợi thưởng thức thôi. Tuy nhiên sau khi nồi cơm điện báo cơm đã chín, bạn nên đợi thêm khoảng 10’ để cơm hoàn toàn mềm, dẻo và thơm nhé. Hương vị của gạo lứt tím thì không phải bàn cãi, thơm, dẻo, vẫn có vị ngọt dù không ngọt như khi nhai cơm trắng. Bạn ăn kèm với các món ăn như khi ăn cơm trắng thông thường là được.
Bên cạnh ăn cơm gạo lứt thông thường, bạn có thể trộn thêm “bảy bảy bốn chín” các loại hạt giàu dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như hạt đậu đỏ, đậu đen, đậu gà, đậu trắng, hạt diêm mạch,… để nấu cùng gạo lứt đen. Không chỉ tăng topping cho cơm thêm phần thơm ngon, không bị ngán khi ăn trong một thời gian dài mà lại còn bổ sung thêm nhiều chất ngoài gạo lứt đen nữa đấy.
Trong chế độ ăn lành mạnh, chúng ta thường được khuyên rằng dùng sữa từ các loại hạt thay cho các loại sữa từ động vật như sữa bò hay sữa dê bởi hàm lượng dinh dưỡng từ sữa hạt cao và phù hợp với cơ thể con người hơn, ít tác dụng phụ hơn. Do đó, các món sữa từ hạt gạo, cụ thể theo mạch tìm hiểu của bài viết này thì sữa gạo lứt đen rang cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo. Độ béo ngậy của sữa và mùi thơm đặc trưng cùng với vị ngọt nhè nhẹ của gạo giúp bạn có thêm một món trong thực đơn healthy rồi này.
Nếu bạn đã hơi ngấy gạo lứt đen nấu thành cơm thông thường, bạn cũng có thể lựa chọn những phiên bản biến tấu khác từ gạo như bún gạo lứt đen, phở gạo lứt đen, nui gạo lứt đen,… Thay đổi trong chế độ ăn để giúp cho việc ăn uống lành mạnh không khắt khe, tạo hứng thú và động lực để duy trì thói quen nhé. Ngày nay vô số những món ăn được biến tấu từ gạo lứt tím cho bạn thêm nhiều sự lựa chọn trong thực đơn hàng ngày của mình đấy.
VI. Cách chọn gạo lứt đen ngon
Sau một quá trình tìm hiểu các kiến thức cần biết về gạo lứt đen, bạn đang nuôi dự định đưa loại gạo lứt này vào thực đơn hàng ngày của mình. Một “chướng ngại vật” nho nhỏ nữa rằng bạn chưa biết cách để phân biệt đâu là loại gạo lứt ngon. Tưởng chừng khó nhưng lại vô cùng dễ nhé, việc lựa chọn gạo lứt tất nhiên cũng tương tự như khi chúng ta lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt vậy đấy. Bạn nên lựa chọn những nơi bán gạo lứt đen uy tín, có nguồn gốc rõ ràng.
Tốt nhất là bạn cũng nên sờ thử vào gạo, bên ngoài gạo hơi thô, có chút cảm giác rít rít trên tay do bạn đang sờ vào lớp cám gạo. Hạt gạo chắc, căng, và đen tím sáng bóng. Mùi thơm đặc biệt của gạo lứt tím này cũng không thể lẫn vào được nên nếu bạn đang sợ mua phải gạo lứt đen giả hay không đảm bảo chất lượng thì cũng có thể phân biệt bằng mùi hương nhé.
VII. Cách bảo quản gạo lứt để giữ được độ ngon và chất dinh dưỡng
Tương tự cách nấu thì cách bảo quản của gạo lứt đen cũng tương tự các loại gạo thông thường mà thôi. Gạo lứt đen luôn cần được bảo quản ở những nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh độ ẩm cao và kín không khí. Bạn nên cất gạo lứt tím trong một thùng đựng gạo chuyên dụng, hoặc các chum bằng sứ, gốm hay thủy tính, tốt nhất là có nắp đậy để đảm bảo không có không khí lọt vào. Tránh ánh nắng mặt trời chiếu thẳng trực tiếp vào nơi bảo quản gạo. Ngay sau khi lấy gạo thì phải đóng thật kín để ngăn không cho không khí ẩm len lỏi vào và làm mốc gạo. Tốt nhất nên chia thành những hũ nhỏ và dần dùng để tránh việc gạo tiếp xúc với không khí quá nhiều, đặc biệt với khí hậu của Việt Nam đặc trưng là độ ẩm cao rất dễ tạo điều kiện cho việc gạo bị mốc.
Trong trường hợp gạo lứt đen chẳng may có dấu hiệu bị mốc, bạn có thể khắc phục bằng những mẹo thông dụng như là các loại gạo khác, có thể phơi nắng lại phần gạo đã bị mốc để loại bỏ các vi khuẩn gây mốc, rửa thật sạch hũ đựng gạo đồng thời phơi thật khô trước khi để gạo lứt đen vào lại.
TỔNG KẾT:
Gạo lứt đen (gạo lứt tím) hay còn được gọi là nếp than hoặc nếp cẩm là một loại thực phẩm vàng vừa đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người vừa là một bí quyết làm đẹp từ thiên nhiên an toàn và giá rẻ. Trong gạo lứt đen chứa nhiều chất dinh dưỡng với hàm lượng ấn tượng như protein và chất xơ, bên cạnh đó còn có sự xuất hiện của vitamin B6, các khoáng chất như Photpho, Magie, Mangan. Ngoài ra, màu tím than đặc trưng của loại gạo này được quy định bởi chất anthocyanins – thành phần hữu ích hỗ trợ rất lớn trong việc giảm tránh nguy cơ các bệnh về tim mạch, các bệnh về trí nhớ và các bệnh về tiêu hóa thông qua khả năng chống oxy mạnh mẽ của mình. Nếu bạn theo đuổi một phong cách sống lành mạnh, đẹp khỏe từ trong ra ngoài thì còn chần chờ gì nữa mà không tìm đến loại gạo thần kì này. Cách chọn lựa khi mua, bảo quản và chế biến gạo lứt đen hay còn gọi là nếp cẩm này vô cùng đơn giản mà không hề cầu kì chút nào nhé.