Đã bao giờ bạn nghe đến một phương pháp chữa bệnh thông qua hình thức ăn thay vì là uống thuốc chưa? Hơn nữa, món ăn cũng vô cùng giản dị và rẻ. Đó chính là món gạo lứt muối mè, phương pháp ăn này được tiên sinh Ohsawa phát hiện và truyền bá đến nhiều nơi không chỉ ở lãnh thổ đất nước Nhật Bản mà còn dần được biết đến ở nhiều đất nước. Trước khi tìm hiểu những công dụng đáng gờm và tại sao việc ăn gạo lứt muối mè được xem như một cách trị bệnh thì chúng ta cùng tìm hiểu đôi nét về gạo lứt nhé!
I. Gạo lứt – hạt gạo quý giá chứa nhiều chất dinh dưỡng
1. Giới thiệu về gạo lứt
Gạo lứt là loại gạo được giữ nguyên lớp vỏ cám và chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của con người. Hãy tưởng tượng cấu tạo của hạt gạo có 3 lớp tương tự như cấu tạo của trái đất. Hạt thóc nhiều nơi còn gọi là hạt lúa sau khi người nông dân thu hoạch thì sẽ có tổng cộng là ba lớp bao gồm lớp đầu tiên là vỏ trấu màu vàng rất thô ráp và không thể ăn được, lớp thứ hai là lớp cám gạo chứa rất nhiều chất dinh dưỡng – đây là lớp mỏng nhất trong cấu tạo này và cuối cùng là nhân – hạt gạo trắng ngần mà chúng ta thường hay ăn. Nói một cách dễ hiểu hơn, nếu hạt gạo đã bị xay xát nhiều, bỏ cả phần vỏ trấu lẫn vỏ cám thì đó là gạo trắng thông thường mà gia đình chúng ta hay ăn. Còn hạt gạo chỉ loại bỏ lớp vỏ trấu thô ráp và giữ lại lớp vỏ cám thì đấy chính là gạo lứt. Cũng chính lớp vỏ cám có phần hơi sần sùi và thô ráp nhưng lại là lớp có nhiều lợi ích nhất đó làm cho hạt gạo lứt có giá trị cao hơn so với hạt gạo trắng thông thường.
Cách để phân biệt gạo lứt và gạo trắng cũng rất dễ, bạn có thể thông qua màu sắc bằng quan sát là có thể nhận biết ngay. Không chỉ vậy, hương vị giữa gạo trắng và gạo lứt cũng khác biệt hoàn toàn. Nếu bạn nhai cơm mà có cảm giác dẻo, mềm và không có cảm giác thô cứng hay nham nhám thì loại gạo bạn đang ăn là gạo trắng thông thường. Còn nếu bạn nhai cơm nhưng có cảm giác hơi thô sần, cứng hơn, nham nháp trong khoang miệng khi nhai thì đó đích thị là gạo lứt. Nghe mô tả cảm giác khi nhai, nhiều người sẽ cảm thấy có vẻ hơi ghê nhưng thật ra đó chỉ là do kết cấu của lớp vỏ cám, hơi thô ráp một chút thôi nhưng lại hàm chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể và nhan sắc của chúng ta vô cùng. Cùng tìm hiểu kỹ để biết tại sao lớp vỏ này lợi hại đến vậy nhé!
2. Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt
Trong gạo lứt có chứa những hợp chất thực vật tốt cho cơ thể của con người, không chỉ mang lại những giá trị về mặt sức khỏe mà còn hỗ trợ rất nhiều trong việc đào thải chất béo, giảm cân và giữ gìn vóc dáng cho những tín đồ làm đẹp. Điều này đã được các chuyên gia dinh dưỡng chứng minh qua các nghiên cứu.
Gạo lứt là một trong những thực phẩm thuộc nhóm ngũ cốc nguyên hạt nhiều chất dinh dưỡng có lợi và chất xơ. Trước khi tìm hiểu rõ hơn về “công dụng” chi tiết của gạo lứt rang thì chúng ta cần cùng nhau hiểu rõ bản chất và hàm lượng các chất có trong gạo lứt. Từ đó giúp chúng ta dễ dàng và tạo động lực hơn cho bản thân trong việc sử dụng gạo lứt và cụ thể hơn trong bài viết này là gạo lứt rang.
Để có thể dễ xác định hơn các chất và khối lượng mỗi chất, dựa trên một khối lượng sẽ khoảng tầm 100 gram thì sẽ chứa khoảng 3.5 gram chất xơ (nếu so sánh với cùng khối lượng cơm gạo trắng thì nó chỉ cung cấp được khoảng 0.6 gram chất xơ cho cơ thể). Không chỉ vậy, cơ thể của bạn còn có thể nạp thêm 242 kcal cùng với 53.2 gram cacbohydrate. Bên cạnh đó, trong khi 100 gram gạo trắng chỉ có thể cung cấp 0.05 mg tương đương 4% RDV (recommended daily value: giá trị dinh dưỡng được khuyên dùng hàng ngày) thì gạo lứt có thể cung cấp gấp 10 lần lượng vitamin B6 tức khoảng 5.091 mg tương đương với 34%. Ngoài những sự khác biệt đáng kể giữa tỉ lệ của các dưỡng chất trong hai loại gạo thì các loại vitamin hay khoáng chất như canxi, Magie, Photpho, Kali đều chứa nhiều hơn trong gạo lứt.
II. Phương pháp trị bệnh bằng gạo lứt muối mè
Việc ăn gạo lứt muối mè trong hầu hết các bữa ăn thực chất là một trong những phương pháp thuộc trường phái thực dưỡng. Đôi nét về thực dưỡng thì đây là một chế độ ăn được dựa trên lý thuyết Thiền tông của đất nước xứ sở mặt trời mọc và tất nhiên thực dưỡng ngày càng hoàn thiện hơn khi kết hợp những thuyết nền tảng đấy với khoa học về dinh dưỡng. Cốt lõi là sự cân bằng giữa “âm” và “dương”, tận dụng tối đa các loại hạt ngũ cốc nguyên hạt và thực vật. Vì vậy, gạo lứt muối mè chính là một nhánh nhỏ của trào lưu thực dưỡng này.
Người phát hiện ra những điểm khác biệt khi cơ thể ăn gạo lứt muối mè trong quá trình trị bệnh là tiên sinh Ohsawa – một công dân Nhật Bản. Câu chuyện của phương pháp thực dưỡng này cũng xuất phát nhờ từ chính căn bệnh lao mà ông mắc phải. Đương thời, y học chưa tân tiến như ngày nay nên việc chữa bệnh lao là không thể. Dần dà, Ông Ohsawa tự điều trị thông qua việc thay đổi chế độ sinh hoạt, quan trọng là cách ăn uống thay đổi dựa trên việc cân bằng các nguyên tố Kali và Natri. Và thần kỳ thay, bệnh tình biến chuyển theo hướng tích cực và thậm chí là khỏi hẳn cho nên Ông Ohsawa dành hẳn cả quãng đời còn lại nghiên cứu về thực dưỡng. Tiên sinh đã thiết kế ra biểu đồ cho 7 cấp độ và thực đơn mẫu cho mỗi cấp độ.
Để cơ thể thích ứng tốt trong qua trình điều trị thì bạn phải ăn the từng cấp độ từ 1 đến 7. Ở cấp độ cho những người nhập môn thì thực đơn của bạn sẽ gồm 40% hạt ngũ cốc – cụ thể ở đây là gạo lứt muối mè, 30% là nguồn cung chất xơ – thực vật, 20% chất đạm (protein) – thịt, cá, trứng,… và 10% còn lại sẽ là các loại súp. Để nâng lên các cấp độ cao hơn thì phần chính – hạt ngũ cốc và chất xơ sẽ được tăng dần trong khẩu phần và những thành phần khác cắt giảm dần.
Phương pháp ăn gạo lứt muối mè còn được biết đến với cái tên là “cách ăn số 7” – là cấp độ cao nhất trong quá trình cắt bỏ hoàn toàn các loại thực phẩm khác mà chỉ ăn gạo lứt và muối mè, dễ hiểu hơn là ở cách ăn số 7 này bạn sẽ không ăn gì ngoài gạo lứt muối mè.
III. Lợi ích của phương pháp ăn gạo lứt muối mè
1. Ức chế quá trình phát triển của các tế bào ung thư
Theo một vài nghiên cứu ở những người sử dụng gạo lứt muối mè trong một thời gian dài, cơ thể của họ sẽ khỏe mạnh và tự có khả năng kiểm soát và ức chế các tế bào xấu như các khối u phát triển. Điều này được thấy rõ nhất là ở tại đường ruột và gan của họ. Trong các loại gạo lứt, đặc biệt là loại gạo có màu đỏ có chứa hàm lượng phytosterol và sterol lớn, hai thành phần này có khả năng chống lại sự thâm nhập và phá hoại của các vi khuẩn hoặc virus từ môi trường bên ngoài nhờ vào cơ chế hỗ trợ tăng khả năng tự miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể chúng ta. Tức là chẳng hạn như không may chúng ta bị thương nhẹ như đứt tay, thứ nhất là khả năng lành lặn sẽ nhanh hơn và nguy cơ bị các vi khuẩn hay virus thâm nhập sẽ thấp hơn. Đó chính là lý do gạo lứt, các phiên bản thực phẩm từ gạo lứt như gạo lứt muối mè lại có ích với cơ thể của chúng ta như vậy.
2. Loại bỏ cholesterol xấu ra khỏi cơ thể
Ăn gạo lứt muối mè thường xuyên vừa giúp chúng ta có thể nạp được năng lượng cho cơ thể vừa góp phần giúp cơ thể đào thải chất béo dư thừa, vừa khỏe vừa đẹp. Nhờ các chất dinh dưỡng có chứa trong gạo lứt, cụ thể hơn ở đây là bột gạo lứt như chất xơ giúp cho cơ thể của chúng ta loại bỏ được hàm lượng cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. Có thể các bạn đã từng nghe đến cái tên cholesterol – nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý về tim mạch nguy hiểm như xơ mạch máu, đột quỵ, máu nhiễm mỡ,… bởi đây là đây là một dạng chất béo không tan và thật không tốt nếu để chúng tích tụ trong cơ thể.
3. Kiểm soát chỉ số đường huyết trong cơ thể
Các chất dinh dưỡng khác sẽ giúp cho quá trình chuyển hóa glucose (đường) ổn định hơn, đồng thời cải thiện quá trình tổng hợp hormon insulin – hormon duy nhất trong cơ thể giúp hạ đường huyết, đặc biệt tốt với người mắc bệnh đái tháo đường. Vốn dĩ gạo lứt khi ăn trực tiếp theo dạng cơm hay bất cứ dạng chế phẩm nào từ nó thì cũng đều có khả năng kiểm soát đường huyết tôt bởi quá trình hệ tiêu hóa của chúng ta tiêu hóa gạo lứt sẽ chậm hơn với gạo trắng nên giúp tránh việc thay đổi đường huyết quá nhanh chóng.
4. Cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa
Chất xơ tựa như một chất xúc tác mạnh mẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm đi những tổn thương có thể gặp trong nội tạng đặc biệt là dạ dày hoặc đường ruột. Đồng thời, chất xơ là một trong những “yếu tố” quan trọng tác động lớn đến hệ tiêu hóa của con người. Việc bạn cung cấp không đủ chất xơ thì biểu hiện rõ nhất là dễ bị táo bón cũng như cơ thể có cảm giác nặng nề, cảm giác đầy bụng khó chịu,… Đa phần nguồn cung cấp chính của chất xơ sẽ thường đến từ các loại rau củ quả tuy nhiên trong gạo lứt muối mè vẫn có thể cung cấp được lượng chất xơ dồi dào không kém cạnh.
IV. Gạo lứt muối mè vẫn còn gây tranh cãi
Mặc dù, trên lý thuyết, về mặt dinh dưỡng, phương pháp này vô cùng có lợi cho cơ thể của con người. Đa thành phần như vậy giúp gạo lứt muối mè được nhiều bà con gọi là thuốc thần thị bách bệnh. Tuy nhiên, không phải bất cứ cái gì được ca ngợi và truyền tai nhau là tốt thì chúng ta có thể sử dụng một cách vô tội vạ và không lắng nghe cơ thể của bản thân thì chắc chắn hại 1 phần nhưng có thể hại đến 10 phần.
Đã có nhiều bài báo đưa tin, cảnh báo về một số người mắc các căn bệnh nan y – đặc biệt là người lớn tuổi ít hiểu biết và không có kiến thức khoa học đã áp dụng phương pháp này mà không có sự tham vấn từ các chuyên gia sức khỏe hay bác sĩ dẫn đến tình trạng bệnh không những không thuyên giảm mà ngày một càng nặng hơn. Nhiều người còn cho rằng, nếu cứ ăn theo cách số 7 như vậy thì e là chưa chết vì bệnh nhưng đã chết vì kiệt sức. Thành thật mà nói, đây là hậu quả của việc chỉ nghe ngóng từ các nguồn tin không chính thống, không hiểu rõ về thực phẩm nên mới dẫn đến những hậu quả không ai mong muốn.
“Cảnh giới’ cao nhất của phương pháp ăn này là chỉ ăn độc nhất gạo lứt muối mè trong một thời gian. Điều này dẫn đến việc cơ thể chúng ta bị thiếu đi các chất dinh dưỡng khác không kém phần quan trọng là chất đạm, chất xơ, khoáng chất (mặc dù trong gạo lứt vẫn có nhưng hoàn toàn không đủ). Đặc biệt, theo các chuyên gia dinh dưỡng, những bệnh nhân mắc bệnh ung thư tuyệt đối không nên ăn theo thực đơn “cực đoan” như vậy. Vốn dĩ các tế bào ung thư sẽ tấn công các tế bào sống làm cơ thể hao hụt cơ, nếu thiếu protein – chất chính đi nuôi cơ bắp thì tình trạng kiệt sức sẽ làm bệnh nhân dễ bỏ mạng hơn cả chính căn bệnh họ đang cố chữa trị.
Hiện vẫn chưa có một chứng minh khoa học nào về việc muối mè gạo lứt có thể chữa bệnh ung thư hay các bệnh nan y. Đây đều là những phương thức cổ truyền được truyền miệng nhau mà thôi. Gạo lứt muối mè bổ dưỡng – chúng ta nên tận dụng một cách khoa học để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
V. Một số điều cần lưu ý khi dùng gạo lứt muối mè
Không chỉ nên ăn “đơn phương độc mã” gạo lứt muối mè cho tất cả các bữa ăn trong một thời gian dài, cần biết cách phối hợp thêm các loại thực phẩm khác để bổ sung protein, các khoáng chất và các loại vitamin khác mà gạo lứt muối mè không hàm chứa hoặc chỉ hàm chứa một lượng rất ít. Thay vì ăn theo chế độ ăn có phần khắc nghiệt như chế độ ăn số 7 thì các bạn có thể tìm hiểu và áp dụng chế độ ăn chay trường – chỉ sử dụng các sản phẩm thuần thực vật.
Khi ăn gạo lứt muối mè, người ăn cần lưu ý rằng việc nhai và nuốt phải thật kĩ bởi gạo lứt có lớp vỏ cám gạo khá thô, việc ăn chậm nhai kỹ giúp dạ dày tiêu hóa nhẹ nhàng và các chất dinh dưỡng được hấp thu tốt hơn. Quá trình nhai, axit trong gạo cũng làm cho người ăn cảm thấy nhanh no hơn – hạn chế ăn nhiều, hấp thu nhiều tinh bột và ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết.
Một lần nữa, cần nhấn mạnh việc phải biết cách phân biệt các loại gạo lứt đúng theo màu sắc, chủng loại và các chất dinh dưỡng, đặc biệt là gạo lứt đỏ và gạo huyết rồng. Hơn nữa, gạo lứt cần chọn loại có nguồn gốc, chất lượng tốt và còn mới, tránh ăn gạo ẩm mốc có dấu hiệu hư hỏng, bạn có thể thông qua màu sắc và mùi của gạo để nhận biết nhe.
Lưu ý về việc bảo quản gạo lứt để gạo luôn mới, đạt được hiệu quả sử dụng tốt nhất cũng như hương vị không thay đổi. Lớp lipid trong vỏ cám của gạo lứt khiến nó dễ bị ẩm mốc hơn gạo trắng thông thường. Gạo lứt nên được để ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời và độ ẩm cao, tốt nhất thì nên mua từng ít một để gạo luôn mới, tránh hư hỏng lãng phí. Nhưng nếu bạn muốn cất trữ thì nên chia nhỏ từng phần, phần nào chưa sử dụng đến thì đóng thật kín và kĩ là được.
Mặc dù gạo lứt quả thực rất tốt cho sức khỏe nhưng đối với các bệnh nhân và người lớn tuổi, nên tham vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia sức khỏe hay bác sĩ về việc sử dụng gạo lứt muối mè nên hay không hoặc sử dụng như thế nào cho khoa học.
Tổng kết: gạo lứt muối mè vốn dĩ là một món ăn rất tốt trong quá trình con người hoàn thiện sức khỏe của bản thân, dù là những người đang khỏe mạnh hay những người chẳng may có một số bệnh thì cũng nên thử tham khảo và cân nhắc việc sử dụng gạo lứt muối mè. Phương pháp thực dưỡng này hoàn toàn là một dạng “bài thuốc” cổ truyền và chưa thực sự có một chứng minh khoa học nào về việc gạo lứt muối mè chữa được bách bệnh. Nên nhớ rằng, chúng ta cần phải hiểu đúng và hiểu kĩ về những gì chúng ta đưa vào cơ thể như vậy mới là một cách bảo vệ sức khỏe cũng như yêu bản thân thông minh và đầy khoa học.