Bệnh tay chân miệng là một dạng bệnh khá phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi, do một loại vi rút đường ruột gây ra. Nếu không điều trị tốt, bệnh có thể biến chứng, gây tử vong. Hãy cùng 7-Dayslim tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa loại bệnh nguy hiểm này.
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm từ người sang người, phổ biến ở trẻ em. Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hoá. Nguồn lây chính là qua nước bọt, phỏng nước bị vỡ hoặc phân của trẻ bị nhiễm bệnh. Hai nhóm virus đường ruột gây bệnh tai chân miệng thường gặp là Coxsackie A16 và Enterovirus 71 (EV71).
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ
Virus Coxsackie A16 và Enterovirus 71 đều là enterovirus có khả năng sinh sôi và phát triển ngay trong môi trường axit như dạ dày. Mùa hè là mùa phát triển nhanh và mạnh của virus này.
Một số con đường gây lây nhiễm bệnh tay chân miệng ở trẻ:
– Bệnh tay chân miệng lây nhiễm chủ yếu qua đường tiếp xúc, đặc biệt trong những đợt dịch.
– Bệnh có thể lây từ trẻ này sang trẻ khác thông qua đường miệng, nước bọt, nước mũi, phân,…
– Bệnh có thể lây nhiễm thông qua con đường tiếp xúc trực tiếp như sờ, cầm nắm tay, chân. Trẻ lành có thể bị lây nhiễm nếu nắm tay, chân của trẻ bệnh.
– Ngoài ra, trẻ có thể bị lây nhiễm bệnh thông qua con đường tiếp xúc gián tiếp như cầm nắm đồ chơi của trẻ bệnh, sờ tay lên sàn nhà có dính phân, nước bọt, nước mũi của trẻ bệnh, hay thậm chí tiếpxúc với người chăm sóc trẻ bệnh.
Tham khảo: Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ mà bạn cần biết sớm, để biết cách chữa trị kịp thời
Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng
Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có vắc – xin phòng bệnh, cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó, bố mẹ nên cảnh giác và phòng bệnh cho trẻ.
– Rửa sạch tay cho trẻ: Thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng nước rửa tay mỗi khi trẻ tiếp xúc, cầm nắm các đồ vật, đặc biệt ở nơi công cộng, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
Xem thêm: Những thời điểm nên rửa tay cho bé ngay để tránh bệnh tật
– Rửa sạch tay trước khi tiếp xúc với trẻ: Là người chăm sóc trẻ, bạn nên đảm bảo tay mình luôn sạch sẽ trước khi tiếp xúc với trẻ để tránh vô tình lây nhiễm virus tay chân miệng cho trẻ.
– Rửa sạch các dụng cụ, đồ chơi của trẻ: Trước và sau khi cho trẻ chơi với các dụng cụ, đồ chơi của trẻ, hãy rửa sạch và khử trùng.
– Lau sàn, bàn ghế xung quanh khu vực trẻ tiếp xúc bằng nước lau sàn, khử trùng bằng CloraminB 5%.
– Luôn đeo khẩu trang cho trẻ khi trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh. Bạn cũng nên tự chuẩn bị khẩu trang cho mình để tránh bị lây nhiễm và lây sang cho trẻ.
– Không đến những khu vực cách ly người bệnh tay chân miệng. Người bệnh nên được cách ly ít nhất 7 bảy ngày sau khi hỏi hẳn bệnh.
Trên đây là những thông tin cơ bản về nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng. Bố mẹ hãy quan tâm và kỹ lưỡng hơn trong việc chăm sóc sức khoẻ trẻ để tránh cho trẻ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này nhé!
Xem thêm: Làm gì khi phát hiện bé bị tay chân miệng?
Nguồn tham khảo: quan12.hochiminhcity.gov.vn