Bún gạo lứt được làm từ chính những hạt gạo lứt thơm ngon và bổ dưỡng. Nhiều người vẫn thường hay đặt vấn đề rằng liệu ăn bún gạo lứt có thực sự tốt tương tự như khi ăn cơm gạo lứt hay không. Bài viết này sẽ giúp các bạn trả lời các câu hỏi xung quanh loại thực phẩm này.
I. Giới thiệu kiến thức về Gạo lứt
Gạo lứt là một trong những loại thực phẩm được xếp vào hàng top khi bàn về giá trị dinh dưỡng cũng như những lợi ích tuyệt vời đối với cơ thể con người. Từ xa xưa, khi khoa học chưa phát triển thì gạo lứt không được “trân trọng”như ngày nay bởi về mặt kết cấu thì gạo trắng khiến nhiều người phải lòng hơn. Ở thời đấy, người có thân phận cao quý mới được ăn loại cơm nấu từ gạo trắng dẻo thơm.
Để phân biệt gạo lứt với loại gạo trắng thông thường cũng vô cùng đơn giản bởi chúng ta có thể nhận biết thông qua màu sắc của các hạt gạo. Sở dĩ điểm khác biệt nằm ở việc cấu tạo của hai loại gạo. Thông thường, sau khi thu hoạch thóc về, hạt thóc cần trải qua quá trình xay xát, bóc tách để cho ra hạt gạo có thể ăn được. Hạt thóc có cấu tạo gồm ba lớp: lớp thứ nhất là lớp vỏ trấu màu vàng không ăn được, lớp tiếp theo là lớp vỏ cám chứa nhiều chất dinh dưỡng và cuối cùng là lõi gạo chứa thành phần chính là tinh bột và một lượng nhỏ chất dinh dưỡng khác đi kèm. Nếu như gạo trắng cần loại bỏ cả lớp vỏ trấu và cả lớp vỏ cám thì mới thành hình thì gạo lứt lại chỉ cần tách lớp vỏ trấu ra là được. Nếu đặt lên bàn cân thì cả gạo lứt và gạo trắng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, một chế độ ăn thông minh biết cách cân bằng những ưu nhược điểm này.
Đến khi gạo lứt được sử dụng phổ biến hơn cũng như nhiều người biết đến những lợi ích của nó thì không chỉ nhu cầu sử dụng gạo lứt mà nhu cầu cho những chế phẩm từ nó cũng tăng lên. Về mặt cấu tạo của gạo trắng và gạo lứt không khác biệt nhiều nên tất cả các chế phẩm từ gạo trắng thì cũng có thể tạo ra tương tự bằng gạo lứt chẳng hạn như bánh tráng, bún sợi, phở sợi, bột gạo lứt, trà gạo lứt,… Một trong những chế phẩm được nhiều người ưa chuộng từ các loại gạo nói chung và gạo lứt nói riêng đó chính là bún. Mặc dù gạo lứt đối với nhiều người hơi khó ăn do kết cấu có phần thô của vỏ cám gây cảm giác khó chịu khi nhai nhưng ngược lại, bún gạo lứt đã khắc phục được nhược điểm đó, sợi bún gạo lứt thậm chí còn được đánh giá là dai, dẻo và ngon hơn bún làm từ gạo trắng thông thường.
II. Bún gạo lứt có thực sự được tạo ra từ gạo lứt?
Trước khi chứng thực cho việc liệu gạo lứt có được tạo ra từ chính loại gạo này hay không thì chúng ta cần hiểu được cách để tạo ra bún. Hạt gạo sau khi được tuyển chọn kỹ càng, loại bỏ những hạt gạo lứt kém chất lượng sẽ được xay mịn thành bột và trộn với nước để tạo ra khối bột dẻo và mịn. Kế đến, khối bột này sau khi được nhào nặn với độ dẻo thích hợp thì sẽ được đưa vào khuôn chuyên dụng, từng sợi bột sẽ chảy vào nồi nước rơi và thành các sợi bún. Khoảng 5 đến 7 phút sau khi sợi bún đã chín thì sẽ được vớt ra. Cuối cùng là công đoạn để ráo hoặc phơi khô để dự trữ cho lần sau sử dụng.
Như vậy, thông qua quá trình làm bún gạo lứt ta có thể thấy rằng nếu như không có sự “can thiệp” nào của các chất khác như chất phụ gia thì bún gạo lứt hoàn toàn được tạo nên từ loại gạo này. Đồng thời, nguồn gốc sản xuất bún gạo lứt và cũng vì vậy mà các chất dinh dưỡng có trong bún gạo lứt sẽ tương tự tuy nhiên sẽ có sự khác biệt về hàm lượng.
1. Bún gạo lứt có chứa những chất gì và hàm lượng như thế nào?
Bún gạo lứt có chứa một lượng chất dinh dưỡng khá lớn đối với cơ thể con người. Trong bún gạo lứt có nhiều tinh bột, chất xơ, chất đạm cùng rất nhiều các loại vitamin khác nhau nữa như vitamin B1, B3, B5,B6, sắt, megie, photpho, kẽm… Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể phát triển khỏe mạnh, tăng cường đề kháng.
Gạo lứt vẫn còn giữ được lớp vỏ nguyên cám, theo nghiên cứu thì lớp vỏ cám này chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể chẳng hạn như chất xơ – lượng chất xơ chứa trong gạo lứt được đánh giá là khá lớn khi có khoảng 3.5 gram chất xơ trong 100 gram gạo lứt. Bên cạnh đó, lớp vỏ nguyên cám này còn có các vitamin nhóm B như vitamin B1, vitamin B3, vitamin B5, vitamin B6, các nguyên tố vi lượng cần thiết như Photpho, Canxi, Magie, Mangan,.. Các chất này mặc dù cũng có hàm lượng khá ấn tượng. Không chỉ có vậy, gạo lứt còn chứa các hợp chất hữu cơ vô cùng tốt chẳng hạn như axit pantothenic giúp thúc đẩy chuyển hóa lipid tức là chất béo trong cơ thể nhờ vậy mà chúng ta có thể đào thải mỡ nhanh hơn.
Xét về cụ thể hàm lượng thì chúng ta cũng sẽ dựa trên 100 gram bún gạo lứt để xem xem khối lượng các dưỡng chất có thể cung cấp cho cơ thể có khác biệt gì với việc ăn gạo lứt theo cách thông thường. Theo tính toán và nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100 gram bún gạo lứt thì cơ thể chúng ta sẽ nhận được khoảng 380 calories – đây không phải là một con số thấp ấn tượng nhưng nếu so với các loại thực phẩm khác, cụ thể hơn là so với bún gạo thông thường, bún gạo lứt chứa calories thấp hơn rất nhiều. Hơn nữa, vì trong gạo lứt cũng như bún gạo lứt giàu chất xơ nên khi ăn sẽ tạo cảm giác no lâu hơn, trì hoãn cơn đói giúp chúng ta kiểm soát chế độ ăn trong ngày tốt hơn. Và vì vậy mà bún gạo lứt được nhiều người khuyên dùng trong quá trình ăn kiêng – vừa đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng, nguồn năng lượng cần thiết vừa hỗ trợ kiểm soát calories và giúp giảm cân.
2. Các loại bún gạo lứt có gì khác nhau?
Khi tìm hiểu về gạo lứt, việc phân biệt các loại gạo lứt vô cùng quan trọng vì bạn cần phải hiểu rõ công dụng để lựa chọn cho phù hợp với mục đích sử dụng của bản thân. Mặc dù gạo lứt được chia làm ba loại chính (phân biệt dựa trên màu sắc) nhưng để trên thị trường hiện nay phổ biến hơn cả là bún gạo lứt đỏ và bún gạo lứt đen. Tất nhiên, nhìn màu sắc chúng ta có thể biết loại bún nào được làm từ loại gạo tương ứng nào. Cùng tìm hiểu rõ hơn về các loại bún gạo lứt và hàm lượng các chất dinh dưỡng nhé.
a. Gạo lứt đỏ – phổ biến và dễ chế biến
Chính xác hơn lượng calories có trong 100 gram bún gạo lứt đỏ là 214, khi ăn 100 gram bún từ loại gạo này, cơ thể sẽ được nạp vào khoảng 77.24 gram carbohydrate cùng với 3.5 gram chất xơ, 7.94 gram chất đạm. (Các chất khác tạm thời chúng ta sẽ không đề cập đến bởi hàm lượng không đáng kể và để tiện hơn trong việc so sánh giữa hai loại bún gạo lứt). Bún được làm từ gạo lứt đỏ sẽ có kết cấu hơ mềm hơn so với loại còn lại.
b. Gạo lứt đen – giàu đạm và hương vị đặc biệt
Bún gạo lứt đen được làm từ gạo lứt đen, hay còn gọi là gạo lứt tím hoặc nếp than. Vốn dĩ loại gạo này cũng hơi khác biệt hơn với các loại gạo lứt còn lại (gạo lứt trắng và gạo lứt đỏ) nên sẽ có hương vị khá khác với sợi bún thông thường. Thực tế, 100 gram bún gạo lứt đen cung cấp cho cơ thể chúng ta 170 calories, và khoảng 34 gram carbohydrate, ấn tượng nhất là 5 gram protein (chất đạm) và khoảng 2 gram chất xơ. Về hương vị và kết cấu thì bún gạo lứt sẽ có mùi thơm hơi ngọt đặc trưng của nếp than và độ dai hơn so với bún gạo lứt đỏ.
c. Bún gạo huyết rồng gây nhầm lẫn bởi vẻ ngoài giống bún gạo lứt đỏ
Ngoài phân biệt hai loại bún gạo lứt trên, có thêm một loại bún mà các bạn cũng cần phải phân biệt và hiểu rõ để tránh những hiểu nhầm không đáng có. Loại bún này được gọi là bún gạo huyết rồng có màu sắc rất giống với gạo lứt đỏ. Ở trạng thái là gạo thì chúng ta có thể dễ dàng phân biệt bằng các bẻ đôi hạt gạo để kiểm tra màu sắc của lõi hạt. Nếu bên trong hạt gạo là màu đỏ thì đó không phải gạo lứt mà là gạo huyết rồng. Thực ra hương vị của bún gạo lứt đỏ cũng khác so với bún gạo huyết rồng bởi bún gạo huyết rồng đậm vị hơn. Sở dĩ việc bạn phải phân biệt giữa hai loại bún này là do trái ngược với gạo lứt đỏ giúp kiểm soát đường huyết thì gạo huyết rồng có chỉ số đường huyết cao, không hề phù hợp cho mục đích ăn kiêng hay kiểm soát cân nặng.
Dựa trên bảng thành phần các chất dinh dưỡng cũng như hàm lượng mỗi chất trong từng loại bún gạo lứt thì các bạn có thể hình dung được mình nên sử dụng cho mục đích như thế nào rồi phải không nào. Một yếu tố không kém phần quan trọng đó chính là chọn chỗ mua các thực phẩm từ gạo lứt uy tín và có nguồn gốc rõ ràng, tránh tình trạng chọn mua nhầm ở những tiệm “treo đầu dê bán thịt chó”, gạo lứt đã bị pha thêm các chất phụ gia hoặc các loại bột khác làm giảm hiệu quả của bún gạo lứt.
III. 10 Lợi ích của việc sử dụng bún gạo lứt
1. Thực phẩm hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch
Trong gạo lứt có chứa đến 3.5 gram chất xơ – loại chất có công rất lớn trong việc phòng ngừa các căn bệnh về tim mạch, đặc biệt liên quan đến bệnh có nguyên nhân chính là do tắc nghẽn động mạch do ứ đọng cholesterol. Chắc hẳn các bạn cũng đã từng nghe đến tên của loại chất béo không tan, nếu không được đào thải thì sẽ bám vào thành của động mạch làm giảm diện tích lưu thông máu dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạch máu và có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ nguy hiểm đến tính mạng con người.
Vậy vai trò của chất xơ sẽ được ví như là một công cụ để dọn dẹp những Cholesterol bị dồn đọng. Do đó, các bệnh nhân mắc bệnh tim mạch ngoài việc được điều trị bằng các hình thức được giám sát bởi các bác sĩ thì cũng thường được khuyên ăn các thực phẩm từ gạo lứt thay cho gạo trắng đặc biệt là bún gạo lứt để hỗ trợ tốt hơn trong quá trình điều trị. Tất nhiên, chế độ ăn này bạn cũng nên tham khảo qua các bác sĩ. Không chỉ những ai mắc các bệnh về tim mạch mới nên sử dụng bún gạo lứt mà ngay cả những người bình thường vẫn được khuyên là ăn bún gạo lứt nói riêng và các thực phẩm từ gạo lứt nói chung bởi “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, ăn gạo lứt có thể giúp chúng ta bảo vệ trái tim, ngăn ngừa những nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm về tim mạch.
2. Giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động “mượt mà” hơn
Chất xơ là một trong những “yếu tố” quan trọng tác động lớn đến hệ tiêu hóa của con người. Việc bạn cung cấp không đủ chất xơ thì biểu hiện rõ nhất là dễ bị táo bón cũng như cơ thể có cảm giác nặng nề, cảm giác đầy bụng khó chịu,… Đa phần nguồn cung cấp chính của chất xơ sẽ thường đến từ các loại rau củ quả tuy nhiên trong bún gạo lứt vẫn có thể cung cấp được lượng chất xơ dồi dào không kém cạnh. Chất xơ tựa như một chất xúc tác mạnh mẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm đi những tổn thương có thể gặp trong nội tạng đặc biệt là dạ dày hoặc đường ruột.
3. Hỗ trợ tăng hệ miễn dịch trong cơ thể
Không thể phủ nhận khả năng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể từ gạo lứt, chính vì vậy mà bún gạo lứt cũng có khả năng này. Bún gạo lứt chứa phytosterol giúp cơ thể thu hút những vi khuẩn có lợi. Nhưng lưu ý rằng, phytosterol được nghiên cứu là có lợi cho sức khỏe nhưng nếu nồng độ quá cao trong cơ thể sẽ bị phản tác dụng. Đây cũng là một lưu ý cho bạn nếu đang có ý định sử dụng bún gạo lứt vào chế độ ăn hàng ngày của mình nhé.
4. Kiểm soát đường huyết trong cơ thể
Theo nghiên cứu, gạo lứt và những chế phẩm từ gạo lứt như bún gạo lứt sẽ giúp cơ thể chúng ta kiểm soát đường huyết tốt hơn. Quá trình hệ tiêu hóa của chúng ta tiêu hóa bún gạo lứt sẽ chậm hơn với bún được làm từ gạo trắng nên giúp tránh việc thay đổi đường huyết quá nhanh chóng. Ngoài việc cung cấp được lượng đường huyết cần thiết cho cơ thể thì bún gạo lứt còn có thêm những chất dinh dưỡng khác như chất xơ và protein, bổ sung năng lượng cần thiết cho cơ thể để tiếp tục học tập và làm việc.
Hơn nữa, việc kiểm soát được lượng đường huyết trong cơ thể với những bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường hay còn được gọi là tiểu đường là rất quan trọng, cho nên gạo lứt hay bún gạo lứt đều sẽ là một trong những lựa chọn sáng suốt.
5. Góp phần giảm nguy cơ lão hóa tế bào mắt
Bún gạo lứt chứa các chất dinh dưỡng có lợi cho mắt của chúng ta như omega 3, omega 6 và omega 9 cũng như axit folic. Ngoài ra, còn chứa hai thành phần quan trọng nhằm ngăn chặn và rủi ro mắc các bệnh về mắt như ngăn ngừa đục thủy tinh thể, đó chính là Zeaxanthin và Lutein. Hai loại chất này sẽ có khả năng hấp thụ được các tia cực tím từ mặt trời từ đó giúp bảo vệ võng mạc, hoàng điểm của chúng ta. Đặc biệt, những bệnh về mắt thường sẽ dần xuất hiện ở tuổi về già, khi các tế bào mắt bắt đầu có những dấu hiệu của lão hóa. Vì thế sử dụng bún gạo lứt thường xuyên ngay từ khi còn trẻ có thể giúp bạn bổ sung các dưỡng chất có lợi cho mắt.
6. Cải thiện trí nhớ và tăng sự minh mẫn cho não
Bún gạo lứt khi chứa nhiều hàm lượng các vitamin tốt cho hệ thần kinh như vitamin B1, vitamin B6. Nhờ các chất dinh dưỡng này mà quá trình sinh học của hệ thần kinh được cải thiện, gia tăng sức mạnh trí nhớ của bạn nữa đấy. Theo thời gian dài ăn bún gạo lứt hay bất cứ thực phẩm nào từ gạo lứt kết hợp với chế độ ăn phù hợp đầy đủ chất dinh dưỡng thì bạn sẽ thấy mình ngày càng minh mẫn hơn, sau khi về già cũng giúp bạn tránh được những bệnh suy giảm trí nhớ như Parkinson, Alzheimer.
7. Chống oxy hóa cho tế bào và giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư
Bún gạo lứt có chứa các chất chống oxy hóa do đó rất có lợi trong việc ngăn chặn sự tấn công của các gốc tự do lên tế bào. Chắc hẳn các bạn đã từng nghe đến gốc tự do – kẻ thù của các tế bào khi thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa của tế bào, thậm chí là phá hủy tế bào. Khi các gốc tự do này tấn công tế bào thì các chất chống oxy hóa sẽ phát huy tác dụng, ức chế khả năng xâm lấn của các gốc tự do này. Cũng vì thế mà có thể giúp cho cơ thể chúng ta khỏe mạnh, ngăn ngừa được nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
8. Ăn ngon nhưng vẫn đẹp dáng đẹp dáng nhờ bún gạo lứt
Không chỉ mang nhiều lợi ích về sức khỏe, bún gạo lứt còn góp phần “trùng tu nhan sắc” nếu có thói quen ăn trong một thời gian dài và tuân theo chế độ ăn phù hợp. Trong chế độ ăn kiêng luôn xuất hiện gạo lứt để làm tinh bột chính cho người ăn, tuy nhiên vì kết cấu của gạo lứt không mấy “hấp dẫn” với khẩu phần của đa số vì thế rất khiến nhiều người cảm thấy dễ chán nản nếu ăn trong một thời gian dài. Bún gạo lứt có thể giải quyết vấn đề này, vì sợi bún từ gạo lứt thậm chí còn ngon hơn bún từ gạo trắng. Tính về lâu về dài thì giảm cân vẫn cần thời gian và sự yêu thích nên chế biến từ các loại thực phẩm như bún gạo lứt được nhiều người ưa chuộng.
9. Bún gạo lứt giúp bạn chống oxy hóa để cơ thể luôn “tươi trẻ”
Nhan sắc luôn sợ nhất là thời gian, nhưng thực chất là do sự oxy hóa của các tế bào. Câu hỏi đặt ra cho câu chuyện làm đẹp luôn sẽ là làm như thế nào để làm chậm quá trình lão hóa nhiều nhất có thể. Một sự thật mà nhiều người vẫn ít khi chấp nhận đó là đường sẽ thúc đẩy lão hóa nhanh hơn, vì thế những người quan trọng việc làm đẹp sẽ rất chú trọng về việc mình nạp vào cơ thể những gì. Gạo lứt góp phần ức chế quá trình lão quá của các tế bào, từ đó cơ thể chúng ta sẽ luôn rạng ngời và tràn đầy sức sống. Thay thế một số bữa ăn cơm gạo lứt thành bún gạo lứt sẽ khiến người ăn cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn chứ không hề nặng nề vì sự khắc nghiệt.
10. Eo thon dáng gọn nhờ lượng tinh bột ít của bún gạo lứt
Chắc hẳn các bạn đã từng nghe qua đến chế độ ăn kiêng khắc nghiệt khi cắt bỏ hoàn toàn tinh bột được nhiều người chia sẻ. Thành thật mà nói đây không phải là chế độ ăn kiêng khoa học bởi cơ thể con người luôn cần tinh bột để chuyển hóa thành đường và năng lượng để thực hiện các hoạt động sinh học bình thường của con người. Hiểu nôm na của chế độ này là ăn tinh bột nhiều thì sẽ tồn đọng nhiều đường trong cơ thể và gây mập cho cơ thể. Sở dĩ khi ăn gạo trắng và những chế phẩm từ gạo trắng luôn là kẻ thù của dân giảm cân là chúng rất nhanh bị chuyển hóa thành đường và được hấp thụ rất nhanh ngay cả khi chúng ta chưa ăn xong. Gạo lứt thì khác, quá trình chuyển hóa của gạo lứt sẽ mất thời gian hơn vì ngoài phần lõi gạo chính thì bên ngoài của gạo lứt là lớp vỏ cám với nhiều dưỡng chất. Khi chúng ta ăn một thực phẩm có kết cấu các phân tử phức tạp (chứa nhiều chất như gạo lứt) thì thời gian chuyển hóa đường từ tinh bột sẽ lâu hơn và bạn sẽ cảm thấy ăn gạo lứt với lượng ít hơn nhưng vẫn đủ nó. Hơn nữa, vì quá trình tiêu hóa chậm hơn nên việc dạ dày bị trống do đã tiêu hóa hết thực phẩm cũng chậm hơn và kết quả tất nhiên là bạn cảm thấy no lâu, ít thèm ăn hơn.
IV. Cách nấu chế biến bún gạo lứt tại nhà
Để nấu nên những món ăn từ bún gạo lứt thì không hề khó do kết cấu “khó chín” của gạo lứt đã được hạn chế lại và sợi bún không mất quá nhiều thời gian để nấu. Một điểm cần lưu ý khi nấu các món từ bún gạo lứt là chúng ta nên luộc qua sợi bún, dù là bạn nấu món nước hay món khô thì vẫn nên luộc sơ qua bún và xả qua nước lạnh để sợi bún để loại bỏ chất nhớt, đủ độ tơi thì mới ngon. Cách sơ chế này còn giúp sợi bún không bị trương lên sau một thời gian ngâm nước, giữ được độ dai của sợi bún hơn.
Bún gạo lứt xào rau củ hoặc các nguyên liệu yêu thích là một sự kết hợp giữa bún gạo lứt đã được luộc chín, bạn có thể tùy ý thêm các loại rau củ yêu thích của mình vào món ăn, cắt vừa ăn và xào với một ít dầu olive (để hạn chế chất béo). Cuối cùng là trộn đều các nguyên liệu đã được chế biến lại với nhau cùng một ít gia vị. Một bữa ăn với món bún gạo lứt xào rau củ như vậy sẽ chứa khoảng tầm 300 calories, đủ để cơ thể có năng lượng tiếp tục các hoạt động trong ngày nhưng vẫn kiểm soát được lượng đường huyết trong cơ thể.
Bún gạo lứt cùng các loại nước lèo, tức là các bạn có thể thỏa sức ăn các món bún mà mình yêu thích chẳng hạn như bún bò huế, bún riêu, bún chả cá,… Bí quyết giảm cân và hạn chế calories nạp vào người là thay sợi bún thông thường từ gạo trắng thành bún gạo lứt, không chri vậy, về phần nước dùng, chúng ta cũng nên cân đo đong đếm để nước dùng không quá nhiều chất béo, có thể ninh nước dùng từ gầu bò (phần thịt bò ít mỡ nhất) hay thậm chí nấu nước lèo thuần chay lấy vị ngọt từ các loại rau củ quả cũng là một sự lựa chọn phù hợp với những ai đang muốn nâng cấp những món ăn vốn dĩ đậm hương vị, gây béo thành phiên bản healthy và tốt cho sức khỏe hơn. Lưu ý việc luộc chín sợi bún trước khi thả vào nước lèo đã nấu rất quan trọng vì nếu thả sợi bún trực tiếp thì chất nhớt trong gạo sẽ làm giảm chất lượng cũng như hương vị của món ăn đi đấy nhé.
V. Đối tượng sử dụng bún gạo lứt
Vốn dĩ quá trình để tạo ra gạo lứt là loại trừ công đoạn xay xát để loại bỏ lớp vỏ cám gạo giàu chất xơ, protein, các loại vitamin cũng như các nguyên tố vi lượng đi. Nhưng cũng vì còn lớp vỏ cám gạo, dạ dày phải làm việc “cật lực” hơn để tiêu hóa bún gạo lứt hơn là bún gạo trắng thông thường. Giàu chất xơ cũng là một đặc điểm như dao hai lưỡi bởi quả thật chất xơ rất tốt cho cơ thể, đặc biệt tốt cho tim mạch nhưng ngược lại nó lại cản trở quá trình hấp thụ các chất cũng không kém phần quan trọng như Sắt, Canxi. Đồng thời, chỉ ăn một mình gạo lứt hoặc các thực phẩm từ gạo này như bún gạo lứt mà không biết kiểm soát liều lượng cũng khiến cho cơ thể bạn dễ bị thiếu các chất như lipit (chất béo).
1. Những người không nên sử dụng bún gạo lứt
Gạo lứt cũng như bún gạo lứt không nên được sử dụng bởi những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm, hay gặp các vấn đề liên quan đến dạ dày. Nếu bạn không may đang có những dấu hiệu sức khỏe như vậy thì tốt nhất là tham khảo ý kiến của bác sĩ là tốt nhất. Những đối tượng có hệ tiêu hóa yếu cũng có thể là những người lớn tuổi hay trẻ sơ sinh cũng không nên sử dụng trực tiếp gạo lứt.
Người đang bị thiếu hụt Sắt và canxi cũng là nhóm đối tượng hạn chế sử dụng bún gạo lứt thường xuyên, bởi trong bún gạo lứt có chứa một số chất là vật cản cơ thể chúng ta trong việc hấp thụ Sắt và Canxi. Lưu ý thêm nữa là bạn cũng không nên kết hợp các thực phẩm có nhiều khoáng chất này với bữa ăn có gạo lứt tránh giảm tác dụng của các thực phẩm này.
Người đang bị suy dinh dưỡng, đặc biệt là trẻ nhỏ đang ở tuổi dậy thì. Mặc dù giá trị dinh dưỡng của gạo lứt cao nhưng tinh bột trong loại gạo này lại không bằng loại gạo trắng thông thường. Người đang bị suy dinh dưỡng và trẻ em đang ở tuổi ăn, tuổi lớn thì nên bổ sung các chất dinh dưỡng khác cùng với lượng tinh bột dồi dào để nuôi dưỡng cơ bắp, phát triển cơ thể một cách toàn diện nhất. Thay vào đó thì bạn có thể thay bằng bún gạo huyết rồng – loại bún có chứa đường huyết cũng như tinh bột dồi dào.
2. Những người nên sử dụng bún gạo lứt
Đối với những người đang trong tình trạng thừa cần, muốn trở nên thon gọn và kiểm soát cân nặng của mình thì rất nên sử dụng gạo lứt. Lượng tinh bột và lượng đường chuyển hóa từ nó thấp hơn gạo trắng sẽ giúp bạn có thể ăn kiêng một cách lành mạnh, không phải loại bỏ tinh bột như một số chế độ ăn khắc nghiệt gây cảm giác mệt mỏi cho cơ thể. Giảm cân những vẫn có đủ năng lượng để làm việc và cảm thấy vui vẻ mới là hướng đi đúng đắn các bạn nhé.
Tiếp theo là những bệnh nhân đang mắc bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường), họ là những người có chỉ số đường huyết trong cơ thể cao nên việc kiểm soát chỉ số này vô cùng quan trọng để tránh những biến chứng sức khỏe cũng như những hậu quả khôn lường. Và gạo lứt lại là loại ngũ cốc nguyên hạt có thể hỗ trợ cơ thể kiểm soát đường huyết, cơ thể người dùng không sợ bị kiệt sức do phải kiêng cơm trắng (loại cơm chuyển hóa đường khá cao) mà vẫn có đủ năng lượng cho chế độ sinh học của cơ thể.
Tổng kết: thông qua bài viết chia sẻ bảy bảy bốn chín những vấn đề liên quan đến bún gạo lứt này, hi vọng rằng các bạn đã trang bị cho bạn kha khá lượng kiến thức về nó để áp dụng vào chế độ ăn hàng ngày của bản thân và gia đình. Hãy nhớ rằng, mọi thực phẩm đều cần được sử dụng một cách thông minh, khoa học thì mới đem lại hiệu quả như mong đợi. Bạn nên nhớ kiểm soát về khối lượng dung nạp vào cơ thể cũng như tần suất sử dụng để những lợi ích của bún gạo lứt phát huy tối đa. Bún gạo lứt giàu các chất xơ, chất đạm, một số vitamin nhóm B và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể chúng ta. Mỗi loại bún gạo lứt cũng có những đặc điểm và công dụng có phần khác nhau nên các bạn cần lưu ý kỹ, đâu là bún gạo lứt đen, bún gạo lứt đỏ (đặc biệt cần phân biệt đúng với gạo huyết rồng), để tránh sử dụng sai mục đích khiến lợi ích lại trở thành yếu tố khiến sức khỏe bạn suy giảm.