Để biết thêm thông tin về cây ổ rồng thì hãy cùng 7-Dayslim tìm hiểu nhé.
Cây ổ rồng là gì? Nguồn gốc và công dụng của cây ổ rồng như thế nào? Đây được xem là những câu hỏi xoay quanh về vấn đề này. Thế nên, hôm nay hãy cùng 7-Dayslim nghiên cứu về cây ổ rồng, nguồn gốc, đặc điểm và công dụng của cây ổ rồng.
Giới thiệu về cây ổ rồng
Cây ổ rồng có tên gọi khác là quyết dẹt, lan bắp cải, lan tai tượng và có tên khoa học là Platycerium grande. Cây ổ rồng được biết là loài cây có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á, Australia và phân bố chủ yếu ở vùng núi của nơi có khí hậu nhiệt đới. Còn ở Việt Nam, cây ổ rồng tập trung chủ yếu ở vùng núi các tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đồng Nai,…
Cây thường sống bám trên các cây gỗ ở rừng rụng lá, nửa rụng lá và sinh trưởng, phát triển tốt ở những khu vực có nhiệt độ trung bình từ 24 – 27 độ C.
Ổ rồng được biết đến là loài cây có lá rất to, có kích thước từ 40 – 90cm màu xanh nhạt, lá hướng lên trên và không có lông. Mép lá chia thùy sâu và điều đặc biệt lá của cây ổ rồng không bao giờ rụng mà chỉ khô rồi phân hủy thành chất dinh dưỡng để nuôi cây.
Lá sinh sản của ổ rồng thường treo rủ xuống và có thể dài đến 2m. Phần lá dinh dưỡng có chức năng để hứng mùn, còn lá sinh sản mang bào tử chỉ mọc ra trong một khoảng thời gian nhất định.
Còn phần rễ và thân ổ rồng thường mọc và bò đến các cây khô, thường chúng không có vảy và lông. Cây ổ rồng là loài cây thích nghi tốt với môi trường, có tốc độ sinh trưởng nhanh và sức sống cao.
Công dụng chữa bệnh của cây ổ rồng
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hương, cây ổ rồng còn có một số công dụng rất tốt cho sức khỏe
Cây ổ rồng thường dùng để chữa gãy xương hay dùng lá ổ rồng đắp lên các vết thương có thể sát khuẩn và cầm máu. Ngoài ra, dùng lá tươi giã nhỏ hay lấy lá phơi khô và đốt thành tro rắc vào mụn ghẻ sẽ giúp mau lành hơn.
Đồng thời, ở Campuchia thì người dân còn dùng lá ổ rồng giã nát để chữa phù ở chân tay hay dùng tro của cây ổ rồng nhỏ xát vào cơ thể có thể chữa bệnh lách sưng to.
Các bài thuốc từ cây ổ rồng
Bài thuốc trị ghẻ ngứa ngoài da
Chuẩn bị: Một ít lá ổ rồng.
Thực hiện: Đầu tiên, bạn rửa sạch và để ráo lá ổ rồng. Tiếp đến giã lá với ½ muỗng muối và đắp lên vùng ghẻ ngứa hoặc bạn có thể đốt lá phơi khô sau đó rắc lên chỗ ghẻ.
Bài thuốc trị phù thũng
Chuẩn bị: Lá ổ rồng.
Thực hiện: Bạn có thể dùng lá ổ rồng tươi rồi giã nát và đắp lên chân tay để giảm phù.
Bài thuốc giúp xương gãy mau liền
Chuẩn bị: Thân, rễ và lá của cây ổ rồng.
Thực hiện: Đầu tiên, bạn rửa sạch và để ráo lá ổ rồng. Sau đó, bạn dùng vải bó cố định ngay phần xương gãy. Lưu ý bạn nên hạn chế vận động để nhanh hồi phục.
Bài thuốc trị mẩn ngứa quanh người
Chuẩn bị: Lá ổ rồng tươi.
Thực hiện: Bạn cho hết phần lá đã rửa sạch vào nồi nước đang sôi. Bạn dùng nước nấu với lá ổ rồng tắm hằng ngày sẽ có thể chữa được mẩn ngứa.
Mua cây ổ rồng ở đâu và giá bao nhiêu?
Với việc mua cây ổ rồng bạn có thể dễ dàng tìm kiếm ở các nhà vườn hay các chợ bán cây cảnh. Nếu như không có thời gian thì bạn có thể mua ngay ở các trang thương mại điện tử, các trang buôn bán về cây kiểng,…
Giá của cây ổ rồng sẽ tùy thuộc vào kích thước của cây ổ rồng và có giá dao động từ 150.000 – 300.000 đồng.
Lưu ý khi sử dụng cây Ổ rồng
- Khi dùng để bào chế thuốc thì người dùng cần tránh nhầm lẫn với cây tổ phượng.
- Liều lượng của việc sử dụng cây Ổ ròng làm dược liệu vẫn chưa được nghiên cứu kĩ nên bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia để sử dụng đạt được hiệu quả. T
7-Dayslim đã gửi đến bạn những thông tin về cây ổ rồng. Nếu như bạn muốn biết thêm thông tin thì hãy cùng nhau nghiên cứu nhé. Tham khảo thêm cây an xoa và tác dụng chữa bệnh của cây an xoa.
Nguồn: suckhoedoisong
7-Dayslim