Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm, cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu rõ hơn về các dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết trong bài viết sau nhé.
Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm, cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu rõ hơn về các dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết trong bài viết sau nhé.
Tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Muỗi vằn có nhiều khoang trắng ở lưng và chân, thường sống ở những góc tối trong nhà, ao tù, nước đọng,…
Ở Việt Nam, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường tạo thành dịch lớn vào mùa mưa, đặc biệt là vào các tháng 7, 8, 9, 10. Những năm gần đây, bệnh không chỉ xuất hiện ở trẻ em mà còn có cả người lớn. Vì vậy, mọi người cần chú ý các dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết để điều trị kịp thời.
Nguyên nhân bị sốt xuất huyết
Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết là do virus Dengue gây ra. Người nhiễm virus Dengue do muỗi vằn truyền virus từ người bệnh đến người khỏe mạnh. Muỗi vằn hoạt động ban đầu và chỉ có muỗi cái mới đốt và truyền virus.
Các mức độ của sốt xuất huyết
Theo tổ chức Y tế Thế – WHO năm 2009, sốt xuất huyết chia thành 3 mức độ, cụ thể:
- Sốt xuất huyết Dengue.
- Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo.
- Sốt xuất huyết Dengue nặng (Sốc sốt xuất huyết Dengue).
Các giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết
Giai đoạn sốt
– Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt.
– Đau đầu dữ dội ở vùng trán, phía sau mắt.
– Đau khớp, cơ.
– Nổi mẩn, phát ban.
Các ban sốt xuất huyết có thể xuất hiện trên cơ thể 3-4 ngày sau khi bắt đầu sốt và sau đó thuyên giảm sau 1-2 ngày. Có thể bị nổi ban lại một lần nữa vào ngày sau đó.
Cơ thể bị xuất huyết, trên mặt da có nhiều chấm màu đỏ, vết bầm, đốm đỏ, nếu bạn dùng 2 đầu ngón tay làm căng phần da xung quanh chấm đỏ mà chấm đỏ vẫn còn thì bạn đã bị sốt xuất huyết còn nếu chấm đỏ biến mất thì bạn chỉ bị muỗi đốt thôi.
Giai đoạn nguy hiểm
- Người bệnh bị thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch: gây ra các bệnh như tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng, nề mi mắt, gan to, có thể đau. Trường hợp thoát huyết tương nhiều sẽ gây ra sốc kèm các biểu hiện như vật vã, ngủ li bì, bứt rứt, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, lạnh đầu chi, huyết áp kẹt, tụt huyết áp, không đo được huyết áp, đi tiểu tiện ít.
- Xuất huyết: Xuất huyết dưới da, xuất hiện rải rác hoặc chấm xuất huyết, thường tập trung nhiều ở mặt trước ở hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, sườn hoặc thành mảng bầm tím.
- Xuất huyết ở niêm mạc: chảy máu cam, chảy máu răng, nôn ra máu, đi ngoài ra máu, kinh nguyệt không đều. Xuất huyết nội tạng như: Tiêu hóa, phổi, biểu hiện nặng là não bị xuất huyết như nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen do bị xuất huyết nội tạng).
- Những dấu hiện nặng khác như viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim.
- Những biểu hiện cần cấp cứu nhanh chóng như đau bụng, buồn nôn, tay chân lạnh, vật vã hốt hoảng.
Bệnh thường diễn biến từ 2 – 7 ngày, thời điểm nguy hiểm nhất là ở ngày bị sốt thứ 4, thứ 5. Khi đó, người bệnh sẽ luôn ở trong tình trạng mệt mỏi, tiểu ít, bị hạ huyết áp, không đo được huyết áp, mạch đập nhanh mà nhẹ.
Giai đoạn hồi phục
Sau khoảng thời gian quan trọng khoảng 24-48 giờ, bệnh nhân dần dần hấp thụ lại dịch từ mô kẽ vào lòng mạch trong 48-72 giờ
- Bệnh nhân hạ sốt, tình trạng chung cải thiện, cảm giác thèm ăn hồi phục, huyết áp ổn định, đi tiểu thường xuyên hơn.
- Có thể có nhịp tim chậm và những thay đổi trên điện tâm đồ.
- Trong thời gian này, người bệnh bị mất nước quá mức có thể gây phù phổi, suy tim.
Dấu hiệu sốt xuất huyết
Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ
Giai đoạn đầu
Trẻ bị sốt xuất huyết ở giai đoạn đầu thường bị sốt cao và sốt liên tục. Trẻ nhỏ thì quấy khóc, bứt rứt. Trẻ lớn thì đau đầu, chán ăn, buồn nôn, da xuất hiện chấm xuất huyết dưới da, cơ khớp đau nhức, chảy máu mũi và chân răng.
Giai đoạn nguy hiểm
Khoảng 3 đến 7 ngày sau khi mắc bệnh, sốt có thể thuyên giảm nhưng trẻ bị thoát huyết tương có thể gây ra các bệnh như tràn dịch ở màng phổi, bụng, gan to bất thường, mi mắt phù nề. Nếu tình trạng nặng sẽ dẫn đến sốc kèm vật vã, bứt rứt, lờ đờ, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhỏ nhanh, tiểu ít, huyết áp kẹt, tụt huyết áp hoặc không thể đo được huyết áp.
Dưới da trẻ xuất hiện mảng bầm tím, các nốt xuất huyết nằm ở trước cẳng chân và mặt trong 2 cánh tay, bụng, mạng sườn, chảy máu cảm, chân răng, tiểu ra máu.
Lượng tiểu cầu giảm còn dưới 100.000/mm3, trường hợp nặng hơn trẻ có thể bị rối loạn đông máu, đây là tình trạng rất nguy kịch.
Giai đoạn phục hồi
Trẻ hạ sốt, cải thiện nhiều, cảm giác thèm ăn, huyết động ổn định, đi tiểu thường xuyên hơn. Số lượng bạch cầu tăng lên, tiểu cầu trở lại mức bình thường nhưng thường chậm hơn so với bạch cầu.
Dấu hiệu sốt xuất huyết ở người lớn
Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở người lớn có nhiều điểm giống với bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em. Khi bị nhiễm vi rút gây bệnh, người bệnh gặp một trong hai tình trạng: Biểu hiện sốt xuất huyết là xuất huyết bên ngoài hoặc nội tạng.
Các triệu chứng sốt xuất huyết điển hình ở người lớn (nhẹ)
Trong trường hợp này, sốt xuất huyết biểu hiện ở người lớn nhiều hơn trẻ em, thường có các triệu chứng điển hình và không có biến chứng. Sốt bắt đầu với các triệu chứng sau (trong vòng 4-7 ngày kể từ ngày bị nhiễm muỗi):
- Đau sau mắt
- Nhức đầu dữ dội
- Đau khớp và cơ
- Nhiệt độ cao lên đến 40,5 độ C
- Phát ban
- Buồn nôn và ói mửa
Dạng sốt xuất huyết gây xuất huyết nội tạng
Bệnh nhân có thể bị xuất huyết nội (tiêu hóa và xuất huyết não), và các triệu chứng xuất huyết tiêu hóa do sốt xuất huyết ở người lớn bao gồm nhức đầu bình thường và sốt nhẹ, và không phát ban. Khoảng hai ngày sau, phân của bệnh nhân có máu, phân có màu đen hoặc lẫn máu, da bắt đầu có chấm xuất huyết, người mệt mỏi, da xanh xao …
Các trường hợp xuất huyết não rất khó nhận biết vì các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn không rõ ràng và người bệnh có thể chỉ sốt, đau đầu, liệt hoặc liệt nửa người, tay chân rồi hôn mê. Nó dẫn đến tử vong.
Triệu chứng sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc Dengue)
Đây là bệnh sốt xuất huyết nặng nhất ở người lớn và bao gồm tất cả các triệu chứng của sốt xuất huyết nhẹ và chảy máu, rò rỉ huyết tương từ mạch máu, chảy máu nhiều và hạ huyết áp. huyết áp…
Nó thường xảy ra ở những bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm trùng sau đây khi cơ thể phát triển miễn dịch chủ động hoặc thụ động với các kháng nguyên virus cụ thể và bệnh tiến triển nặng xảy ra khoảng 2-5 ngày sau khi khởi phát. Dạng bệnh này xảy ra ở trẻ em và gây tử vong nhanh chóng.
Cách điều trị sốt xuất huyết
Điều trị sốt xuất huyết ở trẻ
- Nếu trẻ sốt cao trên 39 độ C, cho trẻ thuốc hạ sốt paracetamol theo hướng dẫn, lau mát, nới lỏng quần áo. Không được dùng aspirin hay ibuprofen, vì có thể gây xuất huyết.
- Cho trẻ uống nhiều nước, nước điện giải, nước trái cây như cam/chanh hoặc uống cháo loãng pha với muối.
- Chia nhỏ bữa ăn, dùng thức ăn loãng dễ tiêu. Không dùng thực phẩm và thức uống sẫm màu.
- Cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà, tránh vận động trong thời gian này.
- Cần đưa đến cơ sở y tế nếu trẻ không thể uống được nước do nôn ói, lờ đờ, không tỉnh táo.
Điều trị sốt xuất huyết ở người lớn
Khi cảm thấy nghi ngờ mình hay người thân đang có dấu hiệu bị bệnh sốt xuất huyết, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra, khám bệnh, xác định bạn có phải bị bệnh sốt xuất huyết không. Nếu có, cơ sở y tế sẽ tiến hành phân loại, tìm ra phác đồ trị liệu thích hợp nhất cho bạn.
- Uống thuốc, thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị, không “tham công tiếc việc”, không chủ quan, uống hết thuốc nên đi khám lại để xác định hết bệnh, không nên tự ý ngừng thuốc giữa chừng nếu không có chỉ định của bác sĩ.
- Để giảm nhiệt cơ thể, ngoài uống thuốc bạn còn cần dùng khăn ấm đặt lên trán, lau vùng bẹn, nách, không dùng nước lạnh hay đá lạnh để giảm nhiệt.
- Uống nhiều nước từ 2.5 tới 3 lít nước mỗi ngày với người lớn còn trẻ nhỏ thì khoảng 1.5 lít đến 2.5 lít nước, dùng thêm Oresol, nước ép hoa quả, rau củ để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
- Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm khó tiêu, không bia rượu, thuốc lá, nên dùng đồ ăn nhẹ, dễ ăn, dễ tiêu. Không tắm rửa bằng nước lạnh hay nóng, nếu cảm thấy khó chịu, bạn có thể lau người bằng khăn ấm.
Tham khảo: Bị sốt xuất huyết nên làm gì, cần ăn gì và kiêng gì?
Cách phòng tránh sốt xuất huyết
Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, sân vườn, mặc quần áo dài tay, mang vớ và giày. Thường xuyên dọn dẹp các vũng nước đọng, đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không đẻ trứ
Thoa kem chống muỗi ở các vùng da không được quần áo che chắn như cánh tay, mặt, chân và cổ.
Luôn luôn ngủ mùng kể cả ban ngày tại nơi có dịch.
Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Đùng quên tìm hiểu thêm khi bị sốt xuất huyết kiêng gì và ăn gì để giúp người bệnh mau khỏe mạnh nhé!
Các câu hỏi thường gặp về sốt xuất huyết
Tại sao trẻ em dễ mắc bệnh sốt xuất huyết hơn người lớn?
So với người lớn, trẻ em thường chưa có ý thức chống muỗi đốt nên trẻ em có tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết cao hơn. Ngoài ra trẻ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ nhiễm bệnh.
Khi nào bạn đến cơ sở y tế?
Nếu bạn gặp các triệu chứng như sốt kéo dài, chảy máu dưới da, đi ngoài khó chịu, chảy máu nướu, chảy máu các bộ phận khác, hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và xét nghiệm kịp thời.
Người bệnh khi đến khám tại các cơ sở y tế cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh bỏ thuốc và tự mua thuốc. Bởi những biến chứng của bệnh sốt xuất huyết là vô cùng nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Ai là đối tượng dễ bị biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết?
Diễn biến của bệnh sốt xuất huyết rất phức tạp và khó lường trước. Bệnh có thể nghiêm trọng đối với bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, ngay khi bị sốt, hãy đến cơ sở điều trị để được chẩn đoán và chăm sóc phù hợp, đừng chủ quan với bệnh sốt xuất huyết.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về các dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích để giúp các bạn phát hiện và điều trị kịp thời.
Nguồn: Vinmec
Có thể bạn quan tâm:
Kinh nghiệm hay 7-Dayslim