Nước mía là nước uống giải nhiệt và thơm ngon vào mùa hè được nhiều người yêu thích. Vậy người mắc bệnh tiểu đường có uống nước mía được không? Cùng tìm hiểu.
Mùa hè tới, những loại nước giải khát và nước trái cây lên ngôi, trong đó không thể không kể tới nước mía. Nước mía là thức uống mát và thơm ngon được nhiều người lựa chọn giải nhiệt mùa hè. Tuy vậy loại nước này chứa lượng lớn đường. Vì thế có một thắc mắc là người mắc bệnh tiểu đường có uống nước mía không? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Người mắc bệnh tiểu đường có uống nước mía được không?
Giải đáp thắc mắc rằng người bệnh tiểu đường có uống nước mía được không, chuyên gia dinh dưỡng Rujuta Diwekar của Ấn Độ cho biết bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể uống nước mía một cách an toàn nhưng lưu ý cần phải ở liều lượng cho phép. Trong nước mía dồi dào chất xơ, các vitamin và dưỡng chất cùng chất chống oxy hóa.
Nước mía có tác dụng trong việc chữa bệnh táo bón và dạ dày. Để giảm bớt lượng đường hấp thụ vào cơ thể, người bệnh tiểu đường có thể chủ động uống một nửa ly thay vì uống hết.
Bác sĩ tiểu đường Pramod Tripathi nổi tiếng ở Ấn Độ cho biết rằng, mỗi ly nước mía bình thường chứa gần 30g hoặc 6 thìa cà phê đường. Lượng đường này ở mức khá cao, tương đương với việc tiêu thụ một bữa ăn và điều này có thể gây nguy hại cho sức khỏe người bị tiểu đường nếu tiêu thụ quá mức.
Đối với các bệnh nhân tiểu đường nặng và khó kiểm soát thì việc thường xuyên sử dụng nước mía chắc chắn là điều không nên. Nếu bạn vẫn muốn uống nước mía thì ông Tripathi khuyên bạn nên hạn chế tần suất uống lại, ví dụ mỗi tuần một lần và uống với lượng ít, không nên ăn kèm các đồ ăn khác.
Bệnh nhân tiểu đường kiểm soát với lượng đường ở ngưỡng bình thường được cho là uống khoảng 200ml nước mía sẽ ít gây hại.
Nước mía có lợi ích hay tác dụng phụ gì đối với người bệnh tiểu đường?
Nước mía tươi chứa phong phú các thành phần như flavonoid polyphenol, phytochemical, khoáng chất, chất xơ và chất điện giải. Những chất này có thể cải thiện độ nhạy insulin. Insulin là hormone quan trọng giúp vận chuyển đường từ máu vào các tế bào để lưu trữ. Các tế bào kháng insulin sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao.
Nếu điều này tiếp diễn nhiều lần có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường tuýp 2, bệnh tim,… Cải thiện độ nhạy của tế bào với insulin sẽ giúp bạn tránh được giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh này.
Trong nước mía chứa khoảng 70% nước và rất nhiều chất điện giải. Vì vậy nước mía cũng là một chất tái tạo nước và phục hồi mức năng lượng hiệu quả. Bên cạnh đó tuy chỉ số đường huyết của nước mía thấp nhưng nó lại chứa lượng đường cao một cách bất thường. Tức là nó có thể làm tăng lượng đường trong máu lên cao ở mức nguy hiểm.
Mỗi cốc 240ml nước mía chứa lượng đường tới 50g và điều này thực sự gây hại cho sức khỏe bệnh nhân tiểu đường khi tiêu thụ quá nhiều một ngày.
Những lưu ý khi người bệnh tiểu đường uống nước mía
Khi uống nước mía, người bệnh tiểu đường cần lưu ý một số vấn đề để bảo vệ sức khỏe của mình.
Thời điểm lý tưởng nếu người bệnh tiểu đường muốn uống nước mía là ở trạng thái hạ đường huyết. Trạng thái này có nghĩa là lượng đường trong cơ thể người bệnh đang ở mức thấp, hoặc lượng đường ở mức kiểm soát tốt nhờ ăn uống, vận động và có lối sống lành mạnh.
Bạn cũng nên lựa chọn thời điểm uống nước mía trong ngày. Buổi sáng là thời gian lý tưởng cho việc tiêu thụ nước mía. Bạn uống một ly nhỏ khoảng 100ml nước mía rồi mới tập thể dục buổi sáng thì lượng calo dư thừa sẽ được đốt cháy trong quá trình luyện tập và lượng đường trong máu trở lại bình thường nhanh hơn.
Ngoài ra, dù bạn có đang mắc tiểu đường hay không thì cũng cần chú ý sử dụng nước mía có nguồn gốc tin tưởng, sạch sẽ và vệ sinh. Người bệnh tiểu đường cũng cần thường xuyên kiểm tra mức độ đường trong máu của mình, kiểm soát chế độ ăn uống và siêng tập luyện thể thao.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn thêm thông tin để hiểu người bệnh tiểu đường nên hay không nên uống nước mía. Chúc bạn sẽ có sức khỏe tốt nhé!
Nguồn: Suckhoegiadinh.com.vn
7-Dayslim