Chó cắn rất nguy hiểm, vết thương nặng có thể dẫn đến tử vong. Tham khảo bài viết sau đây để biết cách xử lí khi bị chó cắn để không ảnh hướng đến sức khoẻ nhé.
Chó là vật nuôi yêu quý của nhiều người, nhiều nhà còn nuôi chó để giữ nhà,… Không may bạn bị chó cắn, có thể là chó ngoài đường hoặc là chó trong nhà đều cần biết cách xử lí để đề phòng bệnh dại. Sau đây là những việc cần làm ngay sau khi bị chó cắn.
Vệ sinh vết cắn
Khi bị chó cắn thì việc đầu tiên cần làm là vệ sinh vết cắn sạch sẽ bằng cách tách quần hoặc áo ra khỏi vết cắn, việc này giúp hạn chế nước bọt của chó còn dính trên vải quần, làm bám nhiều hơn vào vết thương.
Tiếp theo rửa vết thương dưới vòi nước chảy mạnh, nếu dùng nước ấm thì càng tốt, không nên chà sát quá mạnh sẽ làm vết thương thêm nặng hơn.
Theo ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, việc vệ sinh vết thương rất quan trọng có thể giảm đến 30% nguy cơ phát dại. Ngoài rửa bằng nước thì có thể dùng xà phòng, cồn rửa tay, thậm chí là nước rửa chén để vệ sinh vết thương. Lưu ý phải rửa kỹ nhưng không làm loét vết thương hoặc khiến vết thương tổn thương sâu hơn, tuyệt đối không bóp nặn vết thương.
Tham khảo thêm: Bị chó cắn nên làm gì? Cách xử lý khi bị chó cắn nhanh, an toàn
Kiểm tra vết cắn
Sau khi vệ sinh vết thương xong thì cần kiểm tra vết thương, nếu bị nhẹ hoặc chỉ trầy xước ngoài da thì bạn băng bó vết thương lại.
Còn nếu vết cắn sâu từ 2cm, cắn ngay vùng gần đầu, bộ phận sinh dục, vết thương chảy máu không ngừng, có quá nhiều vết cắn thì cần đến ngay bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và chữa trị kịp thời.
Băng bó vết thương
Vệ sinh vết thương xong thì dùng vải sạch hoặc băng gạc để băng bó vết thương lại nhầm cầm máu và hạn chế vi khuẩn xâm nhập. Không nên băng quá chặt sẽ làm máu khó lưu thông.
Trường hợp vết cắn quá sâu và chảy nhiều máu, sau khi băng bó sơ bộ cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời, tránh mất nhiều máu.
Theo dõi con chó cắn mình
Việc tiếp theo là theo dõi con chó cắn mình là chó nhà hay chó hoang, nếu là chó nhà thì yêu cầu nhốt lại để tiện theo dõi, còn nếu là chó hoang thì cần báo ngay cho bác sĩ để có phương pháp chữa trị kịp thời.
Đến ngay cơ sở y tế gần nhất
Sau khi thực hiện các việc trên thì cần đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để bác sĩ kiểm tra tình trạng cũng như chích ngừa để phòng tránh bệnh dại.
Tham khảo: Tiêm ngừa chó cắn ở đâu, giá bao nhiêu? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?
Hy vọng qua bài viết này giúp bạn biết được các cách xử lí cơ bản khi không may bị chó cắn để đề phòng bệnh dại nhé.
7-Dayslim