Thông thường thì các bà mẹ được khuyến là đưa con đi tiêm vắc xin bạch hầu, tuy nhiên, ít ai biết rằng phụ nữ đang mang thai cũng có được phép tiêm phòng. Vậy vắc-xin này là gì và tiêm vào thời điểm nào là hợp lý nhất?
Gần đây, những thông tin về việc xuất hiện các ca tử vong có liên quan đến bệnh bạch hầu đã khiến nhiều người chủ động đi tìm đến vắc-xin tiêm phòng để phòng tránh bệnh này, bao gồm cả mẹ bầu. Vậy mẹ bầu có nên tiêm vắc-xin hay không và nếu có thì thời điểm nào là thích hợp nhất?
Mẹ bầu có được tiêm vắc-xin hay không?
Hiện tại, nước ta có vắc-xin tiêm phòng ngừa 3 bệnh bạch hầu – uốn ván – ho gà, hay được biết đến với tên là vắc-xin Tdap. Việc không được tiêm nhắc sẽ làm cho lượng kháng thể trong người giảm đi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Tương tự với người bình thường, những người phụ nữ khi mang bầu nếu bị mắc bạch hầu thì sẽ gặp triệu chứng như đau họng, khó nuốt, sốt hay là mệt mỏi toàn thân và mất vị giác. Một triệu chứng tiêu biểu nhất của bệnh này đó chính là xuất hiện các mảng trắng bám ở vùng hầu họng. Nếu được điều trị kịp thời thì nó có thể gây ra các biến chứng khôn lường như tổn thương tim, hệ thần kinh, thận hay là suy hô hấp.
Tác dụng của vắc-xin Tdap cho bà bầu
Theo bác sĩ chuyên khoa I Trần Thanh Phước – Trung tâm Nhi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, việc tiêm vắc-xin Tdap sẽ tạo điều kiện cho mẹ bầu sản xuất một lượng kháng thể cho bản thâncũng như sẽ truyền được cho em bé trước khi sinh. Nhưng cần lưu ý rằng, những kháng thể này chỉ có thể bảo vệ em bé sau khi sinh trong vài tháng đầu và vẫn cần tiêm lại cho bé.
Cũng theo bác sĩ Phước, khoảng thời gian thích hợp nhất cho bà bầu để tiêm vắc-xin là trong khoảng tam cá nguyệt thứ 3, tức là từ tuần thứ 28 đến 42 của thai kỳ. Đồng thời, để cho thai nhi nhận được kháng thể từ người mẹ thì cũng cần đến 4 tuần sau khi tiêm.
Những lưu ý khi tiêm vắc-xin Tdap
Khi các mẹ bầu cân nhắc đi tiêm vắc-xin Tdap, hãy chú ý những điểm sau:
– Việc tiêm vắc-xin trong quá trình mang thai sẽ giúp mẹ và trẻ sơ sinh được bảo vệ trước nguy cơ bị nhiễm bạch hầu. Và để tránh hiểu nhầm, nếu các bà mẹ tiêm cho mình sau khi sinh thì khi này chỉ có cơ thể mẹ tạo ra kháng thể còn con thì sẽ vẫn có nguy cơ bị bệnh bởi kháng thể không được truyền từ mẹ cho con.
– Mặc dù được khuyến khích tiêm vào khoảng tam cá nguyệt thứ 3, nhưng nếu tại địa phương đang có bùng dịch thì bạn nên chủ động đi tiêm sớm nhất có thể. Ngoài ra, bạn chỉ cần tiêm chủng vắc-xin Tdap một lần trong quá trình mang thai nhé!
– Trẻ sau khi được sinh ra sẽ được bảo vệ nhờ việc tiêm phòng vắc-xin lúc mang bầu, tuy nhiên lượng kháng thể trong cơ thể bé sẽ giảm dần theo thời gian. Điều này có nghĩ bạn cần xác định khoảng thời gian thích hợp để đưa bé đi tiêm phòng theo chỉ đạo của các cơ sở y tế địa phương.
Những đối tượng không nên đi tiêm phòng vắc-xin Tdap
Đối với những mẹ bầu từng đi tiêm phòng vắc-xin nhưng bị phản ứng dị ứng mạnh, và đe dọa đến sức khỏe của bản thân thì không nên đi tiêm phòng loại vắc-xin này bởi giai đoạn mang thai là một giai đoạn nhạy cảm.
Nếu lúc nhỏ mà mẹ bầu đã từng bị co giật hoặc hôn mê sau khi được tiêm một liều DTaP hoặc DTP trong vòng 7 ngày, hoặc là phản ứng tương tự với Tdap thì vẫn có thể cân nhắc loại vắc-xin Td ngừa 2 bệnh bạch hầu – uốn ván.
Ngoài ra, bạn nên chủ động liên hệ với bên cơ sở tiêm chủng uy tín để được tư vấn thêm. Ngoài ra, cũng cần trình báo tình trạng của mình cho bác sĩ biết để có hướng giải quyết thích hợp.
Bệnh bạch hầu tuy rằng nguy hiểm nhưng hiện nay đã có thuốc điều trị và vắc-xin để tiêm phòng. Việc tiêm vắc-xin giai đoạn mang thai sẽ giúp mẹ bầu bảo vệ được bản thân lẫn thai nhi. Hãy đến các cơ sở y tế có thẩm quyền để được tư vấn thêm về việc tiêm vắc-xin nào thì phù hợp với thể trạng của bản thân nhé!
Xem thêm:
>> Bệnh bạch hầu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh
>> Những ai cần phải tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh bạch hầu?
>> Bệnh bạch hầu có lây không? Những ai dễ bị mắc bệnh bạch hầu?
Kinh nghiệm hay 7-Dayslim