Thức ăn thừa để nguội thường làm các vi khuẩn gây hại phát triển, việc hâm nóng thức ăn sẽ hạn chế được điều này. Do đó, nhiều người giữ lại thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn thường hâm nóng cho các bữa kế tiếp để tránh lãng phí và tiết kiệm thời gian nấu ăn. Theo nghiên cứu, việc sử dụng thức ăn hâm nóng sẽ làm biến tính protein và các vitamin, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Các chuyên gia còn phân tích thêm, trong thịt có chứa nhiều protein, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Khi bị gia nhiệt, các dưỡng chất này được nấu chín và là thức ăn an toàn. Nhưng nếu gia nhiệt quá nhiều lần, dưỡng chất chắc chắn bị biến đổi, xu hướng sẽ chuyển đổi sang nhiều chất không tốt cho sức khỏe. Hãy cùng 7-Dayslim liệt kê danh sách những loại thực phẩm tránh hâm nóng trong bài viết dưới đây bạn nhé!
Củ cải đường
Những thực phẩm hâm nóng lại để ăn sẽ có thể gây ung thư, thường chứa nhiều nitrate. Củ cải đường lại là thực phẩm chứa rất nhiều nitrate. Thực chất nitrate không phải là chất gây ung thư, nhưng trong quá trình hâm nóng lại thì nó đã biến đổi thành nitrite. Khi đã biến đổi thành nitrite rồi, nó lại kết hợp với gốc tự do trong thịt (khi chúng ta nấu củ cải đường với thịt), ở nhiệt độ nhất định hợp chất đó biến thành phức chất nitrosamines. Đây chính là chất và nguyên nhân chính gây ung thư.
Vì vậy, chúng ta nên sử dụng củ cải đường lúc còn tươi, càng sớm càng tốt. Nếu kéo dài thời gian bảo quản thì vô tình bạn đã làm tăng nitrite có trong củ cải đường. Đặc biệt là chúng ta không nên hâm nóng nó để ăn lại, nên sử dụng ăn một lần thôi các bạn nhé!
Rau bina
Là thực phẩm rất giàu vitamin K, canxi và nitrate, loại rau xanh này là thực phẩm không nên hâm nóng lại lần thứ hai. Khi được nấu lại các nitrat biến đổi thành nitrite – một chất gây ung thư trong cơ thể. Nitrite ảnh hưởng đến mức độ oxy hóa trong máu, trở nên độc hại và gây ngộ độc thức ăn.
Vì thế mà việc hâm nóng chúng lại là việc không nên làm. Cách tốt nhất là bạn nên ăn rau bina ngay sau khi chế biến, để đảm bảo an toàn cho chính mình và gia đình nhé. Luôn luôn làm nguội rau bina đã nấu chín của bạn và để nó trong tủ lạnh càng sớm càng tốt sau khi nấu. Bảo quản ở nhiệt độ 4°C trong 12 giờ.
Nấm
Nấm cũng vậy, giàu nitrate, vì vậy đặc biệt không được hâm nóng, mà phải ăn tươi. Vì khi bạn hâm nóng, vô tình bạn đã làm hàm lượng protein có trong nấm thay đổi, thậm chí nó còn thay đổi cả hương vị. Điều đó ảnh hưởng đến vấn đề tiêu hóa của bạn. Tốt nhất là bạn nên ăn chúng lúc vừa nấu xong và tuyệt đối đừng tiếc của mà ăn lại chúng vào hôm sau nhé! Nếu có ăn thì ăn chúng lúc còn lạnh, lúc mới trong tủ lạnh ra, chứ tuyệt đối không được hâm nóng lại ăn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nấm nên được ăn hết vào ngày chúng được nấu do hàm lượng protein phức tạp trong thực phẩm này. Khi nấu lại, các protein và hàm lượng dinh dưỡng trong nấm sẽ biến thành chất độc có hại cho dạ dày. Ngoài ra, đun lại nấm hơn một lần cũng có thể làm tổn hại đến tim mạch. Nếu không muốn bỏ phí lượng nấm đã nấu từ hôm trước, bạn nên chấp nhận ăn lạnh sau khi lấy từ trong tủ lạnh ra.
Trứng
Chúng ta cũng biết trứng rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là chứa hàm lượng protein nhiều. Vì thế chúng ta không nên hâm nóng chúng lại, kể cả trứng luộc hay trứng rán. Vì khi hâm nóng chúng lại thì hàm lượng protein trong trứng sẽ bị phá hủy, thậm chí còn có thể biến thành chất độc và gây rối loạn tiêu hóa.
Một số chủng vi khuẩn phát triển mạnh khi tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ từ 40 – 150 độ F (từ 4.5 – 65.6 độ C). Và điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa và làm hỏng thực phẩm. Đó là lý do tại sao để trứng nấu chín ở nhiệt độ phòng trong một khoảng thời gian và sau đó hâm nóng để sử dụng sau này không bao giờ là một ý tưởng tốt.
Cần tây
Cần tây thường được sử dụng để nấu canh, nấu lẩu hoặc xào thịt bò. Tuy nhiên loại rau này có thể sẽ trở nên độc hại nếu được hâm nóng lại bởi trong cần tây có chứa nitrat sẽ chuyển hóa thành nitrit – một chất có khả năng gây ung thư. Do vậy, nếu bạn đã nấu súp hay canh có thành phần là cần tây, bạn nên ăn hết chúng trong một bữa, nếu còn thừa, tốt nhất bạn nên loại bỏ hết cần tây trong món ăn rồi mới hâm phần còn lại.
Cũng như các thực phẩm trên, cần tây cũng chứa nhiều nitrate nên sau hâm nóng nó sẽ trở nên gây hại cho cơ thể. Ta thường hay bắt gặp hành tây chế biến nhiều trong các món súp ở nhà hàng. Vì vậy, đừng bao giờ hâm nóng súp nóng lại để ăn. Nếu có hâm nóng lại để ăn thì nhớ bỏ cần tây và cà rốt ở trong súp ra nhé!
Cơm nguội
Gạo là loại lương thực chủ yếu duy trì sự sống và sức khoẻ con người, đặc biệt là gạo tẻ. Hằng ngày chúng ta đều sử dụng gạo để nấu thành cơm, cơm ăn một bữa không hết sẽ trở thành cơm nguội. Rất nhiều người hay có thói quen hâm nóng lại cơm nguội đó để sử dụng cho bữa ăn sâu. Tuy nhiên, các chuyên ra dinh dưỡng cho rằng, cơm nên được ăn nóng ngay sau khi nấu tránh hâm lại khi cơm đã nguội.
Giống như khoai tây, cơm có thể gây ra rủi ro khi hâm lại hoặc tái sử dụng. Nếu cơm không được lưu trữ đúng hay được lưu trữ quá lâu, vi khuẩn có thể nhân lên nhanh chóng và gây ngộ độc. Gạo có các bào tử vi khuẩn xảy ra tự nhiên đôi khi có thể tồn tại trong quá trình nấu. Và điều đó có thể gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Bạn có thể bị đau dạ dày, viêm hay nôn mửa và tiêu chảy. Tốt nhất bạn nên ăn ngay khi cơm vừa nấu chín. Lưu ý chỉ nên ăn trong vòng 24 giờ để đảm bảo dưỡng chất.
Thịt gà
Thịt gà là nơi nuôi dưỡng các vi khuẩn khác nhau, từ Escherichia coli đến Salmonella có thể khiến bạn bị bệnh tiêu chảy hoặc ngộ độc thực phẩm. Nếu bạn chưa nấu chín gà hoặc hâm nóng và bảo quản không đúng cách, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh này.
Gà, cũng như thịt, phải được chuẩn bị kỹ lưỡng bằng cách nấu đến ít nhất khoảng 74 độ C (165°F). Sau khi nấu chín, bạn nên ăn ngay. Hãy chắc chắn hâm nóng gà của bạn trong ít nhất 2 phút ở nhiệt độ 70°C (khoảng 160ºF) hoặc cao hơn. Đặc biệt cẩn thận nếu bạn hâm nóng lò vi sóng như gà có thể không bị nóng lên ở tất cả các bộ phận. Sử dụng nhiệt kế thực phẩm để kiểm tra xem nhiệt độ của phần dày nhất/trung tâm của gà đã đạt đến ít nhất 70 độ C hay không.
Khoai tây
Không phải tất cả các loại khoai tây đều có vấn đề khi hâm nóng. Tất cả phụ thuộc vào cách bạn lưu trữ khoai tây sau khi nấu ăn. Thật không may, khoai tây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn botulinum Clostridium phát triển, gây ngộ độc. Nếu bạn bỏ chúng ra để làm mát ở nhiệt độ phòng và không cho chúng lại vào tủ lạnh một cách nhanh chóng, vi khuẩn sẽ phát triển mạnh hơn.
Khoai tây bóc vỏ sẽ ngăn chặn ôxy và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển hơn nữa. Đây cũng là lý do tại sao việc bảo quản khoai tây nấu chín trong lá có liên quan đến một số trường hợp ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, bạn nên tránh hâm nóng khoai tây hoặc để khoai ở bên ngoài quá lâu.
Nước lọc đun sôi để nguội
Điều đặc biệt, nước lọc đun sôi để nguội nên được dùng hết trong ngày, không nên để lâu dễ phát sinh vi khuẩn. Việc nấu lại nước càng không nên vì dễ phát sinh các độc tố.
Để tiện lợi và tốt cho sức khỏe hiện nay, nhiều gia đình đã chọn phương pháp lọc nước điện để uống nước tươi tại vòi đã được diệt vi khuẩn, chất độc. Ngoài ra, nước ion kiềm từ máy lọc nước điện còn được bổ sung các đặc tính tốt cho sức khỏe, có giá trị hỗ trợ điều trị bệnh.
Thực phẩm có dầu
Dầu oliu, dầu hướng dương, dầu hạt lanh, dầu hạt cải và các loại dầu khác… đều là những thực phẩm giàu omega-3 rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, những thực phẩm rất nhạy cảm với nhiệt độ, việc đun nóng dầu nhiều lần khiến chúng dễ phát sinh các độc tố có hại cho sức khỏe.
Ngoài ra các thức ăn nhiều dầu như khoai tây chiên nếu hâm nhiều lần sẽ giảm các đặc tính dinh dưỡng và gây ra các khói thải chứa nhiều độc tố.