Acetylcystein là loại thuốc có tác dụng điều trị bệnh long đờm hiệu quả với nhiều thành phần trị bệnh tốt và an toàn. Tìm hiểu thêm những thông tin về thuốc Acetylcystein qua bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu thuốc Acetylcystein – thuốc chữa long đờm hiệu quả
Thuốc Acetylcystein có tác dụng gì?
Acetylcystein là thuốc dùng với tác dụng giải độc cho triệu chứng ngộ độc paracetamol cũng như dùng để điều trị các tiết dịch đàm xuất hiện trong các triệu chứng của bệnh liên quan đến phổi như khí phế thũng mãn tính, bệnh hen phế quản, viêm phổi và viêm phế quản.
Thuốc được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không dùng nhiều hay thường xuyên hơn so với cách hướng dẫn của bác sĩ, có thể làm tăng nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ của thuốc.
Thuốc Acetylcystein có hàm lượng khoảng 200mg/gói. Với các dạng như viên nang, dạng bột, dạng dung dịch 10% hay 20%.
Khi sử dụng Acetypcystein cố gắng ho cho đến khi ra dịch nhầy, giúp tăng nhanh quá trình điều trị của bệnh phổi.
Cách dùng thuốc Acetylcystein
Nếu thuốc được sử dụng để tiêu chất nhày
– Có thể phun mù hoặc cho trực tiếp dung dịch 10 – 20 % vào khí quản. Thuốc có tác dụng tốt nhất khi độ pH có chỉ số từ 7 – 9 pH. Có thể hút chất nhầy của đờm bằng máy hút. Phun mù 3 – 4 lần/ ngày và cứ mỗi lần phun sẽ cách nhau 6 tiếng đồng hồ.
– Đối với trẻ em dưới 2 tuổi thì uống thuốc viên Acetylcystein liều 200mg được hòa tan nhuyễn trong nước, chia ngày uống 2 lần. Trẻ em từ 2 đến 6 tuổi uống với liều 300mg, ngày 2 lần.
Nếu thuốc dùng làm thuốc giải độc paracetamol
– Uống dung dịch Acetylcystein 5%. Tuy nhiên, nên lựa chọn cách uống sẽ an toàn và nhanh chóng hơn.
– Hoặc dùng ống tiêm tiêm vào giọt tĩnh mạch lượng dung dịch để điều trị paracetamol. Liều đầu tiên tiêm với dung dịch 20% trong 15 phút. Kế tiếp là truyền nhỏ giọt tĩnh mạch với dung dịch Acetylcystein trong glucose 5% trong 4 giờ tiếp và cuối cùng là tiêm vào tĩnh mạch 100mg/kg trong 1 lít glucose 5% để truyền trong 16 giờ tiếp.
Dùng để giảm các triệu chứng do khô mắt
Sử dụng dung dịch Acetylcestein 5% kết hợp với lượng dung dịch Hypromellose 1 – 2 giọt. Uống trực tiếp dung dịch và thời gian sử dụng là 3 – 4 lần mỗi ngày.
Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Acetylcystein
Sử dụng thuốc Acetylcystein hiếm khi gặp các tác dụng phụ do thuốc gây ra. Trường hợp nếu dùng quá nhiều liều thuốc trong một ngày và không theo chỉ định của bác sĩ, nguy cơ gặp tác dụng phụ là rất cao.
Tác dụng phụ của thuốc Acetylcystein bao gồm các triệu chứng như viêm miệng, nôn mửa, sốt cao, chảy mũi, tức ngực và cả triệu chứng co thắt phế quản. Trường hợp xảy ra co thắt phế quản thì bệnh nhân cần lập tức đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và chữa trị kịp thời, tránh bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.
Những tác dụng phụ trên là phổ biến khi sử dụng thuốc Acetylcystein. Tuy nhiên vẫn còn một số ít trường hợp xảy ra các tác dụng phụ không được đề cập như trên. Nếu có bất ký vấn đề nào khác thường xảy ra sau thời gian sử dụng thuốc Acetylcystein, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước, có thể hỏi trực tiếp hoặc tư vấn online qua ứng dụng 7-Dayslim.
Các tương tác của thuốc Acetylcystein và cách bảo quản thuốc
Tương tác của thuốc
Tương tác của thuốc với nhiều yếu tố bên ngoài khác.
Khi bắt đầu sử dụng thuốc Acetylcystein, người bệnh cần thẩn trọng hơn và hỏi ý kiến của bác sĩ về những tương tác của thuốc có thể xây ra. Để sử dụng an toàn hơn, bạn cần nắm rõ các tương tác của thuốc Acetylcystein như sau:
– Một số kim loại có phản ứng mạnh với Acetylcystein như sắt, đồng, niken và cao su.
– Acetylcystein kiêng kỵ với các dung dịch có thành phần dầu iod, trypsin và hydrogen peroxide.
– Acetylcystein có sự tương tác với 2 loại thuốc Carbamazepine và Nitroglycerin. Tuy nhiên, đây là 2 loại có nhiều tác động tích cực trong điều trị bệnh. Vậy nên bác sĩ có thể thay đổi cách phối hợp giữa các loại thuốc trên để tăng độ hiệu quả trong quá trình điều trị.
– Hạn chế sử dụng rượu bia trong thời gian dùng thuốc Acetylcystein vì trong rượu bia có thành phần kỵ với Acetylcystein.
Ngoài ra, người dùng cần lưu ý các vấn đề sử dụng quá liều lượng thuốc Acetylcystein gây ra, ngoài các tác dụng phụ giới thiệu ở mục thông tin trên. Trường hợp tử vong do dùng quá liều thuốc xảy ra khi dùng để điều trị ngộ độc. Một số triệu chứng nặng gặp phải khi sử dụng quá liều như bệnh suy hô hấp, suy thận, máu đông trong nội mạch.
Bảo quản thuốc Acetylcystein
Thuốc Acetylcystein cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh những nơi có độ ẩm hay ánh sáng cao. Tuyệt đối không bảo quản thuốc trong nhà tắm hay trong ngăn đá tủ lạnh. Thuốc để tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi.
Khi thuốc không sử dụng nữa hay hết hạn sử dụng thì vứt thuốc đúng cách theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ về cách tiêu hủy thuốc theo cách an toàn nhất.
Lưu ý khi dùng thuốc Acetylcystein để trị bệnh
– Thuốc có độ an toàn cho phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Hơn thế, thuốc còn mang lại hiệu quả cao khi sử dụng cho phụ nữ mang thai điều trị paracetamol và có khả năng ngăn ngừa độc tính gan xảy ra ở em bé cũng như ở mẹ.
– Người bệnh cần thận trọng hơn khi sử dụng thuốc nếu có các bệnh nền liên quan đến dị ứng thuốc, nguy cơ gây ra bệnh hen rất lớn.
– Có thể dùng kháng histamin trước khi sử dụng Acetylcystein pha loãng để hạn chế triệu chứng buồn nôn và các bệnh gây mẫn ngứa…