Não bộ là một cơ quan đặc biệt quan trọng của cơ thể người. Ngày nay, nhiều người có thói quen sử dụng một số loại thuốc bổ não để tăng cường hoạt động của não bộ, nhất là thuốc bổ não dạng tiêm. Tuy nhiên, việc sử dụng những loại thuốc này một cách tùy tiện có thể đem lại lợi ích và cả hệ quả xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Hãy cùng 7-dayslim tìm hiểu và phân tích vấn đề này qua bài viết dưới đây!
1. Thuốc bổ não dạng tiêm là gì?
Ngày nay, người dân khi bị mắc các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, xây xẩm, chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột thì thường cho rằng mình bị thiếu máu não. Chính vì vậy, họ thường nghĩ rằng nên điều trị bằng cách tiêm thuốc dưỡng não hay bổ não.
Thực ra, thuốc bổ não dạng tiêm còn được gọi là thuốc hướng não – một loại thuốc thường được sử dụng trong khoa thần kinh gồm: cerebrolysin, citicolin, cholin alfoscerat, cinnarizin, vinpocetin, cavinton, piracetam, gingko biloba,…
Hiện tại, các nhà khoa học đã chia thuốc bổ não thành 3 nhóm gồm:
- Nhóm có tác dụng làm tăng việc sử dụng oxy của tế bào não như citicolin, piracetam, cerebrolysin,…
- Nhóm có tác dụng làm giãn các mạch máu não như cavinton, cinnarizin…
- Nhóm kết hợp cả hai nhóm trên như phezam gồm cinnarizin phối hợp với piracetam ,…
2. Thuốc bổ não dạng tiêm để làm gì?
Những lợi ích mà thuốc tiêm bổ não mang lại:
- Tăng cường khả năng tuần hoàn của máu lên não, an thần, hoạt huyết, giảm những triệu chứng căng thẳng và lo âu.
- Làm giảm các triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ, suy giảm thị lực, trí nhớ sa sút,…
- Ngoài ra, thuốc còn giúp cho người sử dụng cải thiện được giấc ngủ sinh lý và giảm thêm các triệu chứng của rối loạn tiền đình.
3. Các loại thuốc bổ não dạng tiêm phổ biến hiện nay
3.1 Citicolin-Somazina
-
- Thuốc tiêm bổ não Somazina
Mỗi ống 4ml dung dịch thuốc tiêm có chứa:
Citicolin……………..1000mg
Tá dược…………….vừa đủ.
3.1.1 Công dụng
- Điều trị bệnh não cấp tính như tai biến mạch não cấp tính và bán cấp, chấn thương sọ não
- Điều trị bệnh não mạn tính như thoái triển của tuổi già (bệnh Alzheimer), sa sút trí tuệ,….
- Các di chứng do tai biến mạch não và chấn thương sọ não
- Phòng ngừa các biến chứng sau khi phẫu thuật thần kinh
- Parkinson: dùng trong điều trị đơn độc hay phối hợp với levodopa.
3.1.2 Liều dùng – cách dùng
Thuốc được sử dụng dạng tiêm tĩnh mạch ở trường hợp khẩn cấp và tiêm bắp ở nững trường hợp khác. Thuốc bổ não dạng tiêm phải có chỉ định sử dụng của bác sĩ chuyên khoa. Liều dùng như sau:
- Giai đoạn cấp: 500 – 750 mg/24 giờ
- Giai đoạn di chứng mới: 250 mg/24 giờ
- Giai đoạn hồi phục chuyển sang đường uống
- Thời gian điều trị của thuốc tùy theo đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân
3.1.3 Lưu ý khi sử dụng
Không nên dùng thuốc trong các trường hợp sau:
- Bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc
- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú
3.2 Piracetam
-
- Thuốc tiêm bổ não Piraceram
3.2.1 Công dụng
- Điều trị rung giật cơ do vỏ não, rối loạn thăng bằng đi kèm chóng mặt .
- Cải thiện khả năng của trẻ trên 8 tuổi, thanh thiếu niên có những khó khăn trong vấn đề học và đọc.
- Thuốc còn được dùng để điều trị triệu chứng của những hội chứng tâm thần thực thể như rối loạn trí nhớ, giảm khả năng hoạt động, thiếu tập trung.
3.2.2 Liều dùng – cách dùng
Thuốc được sử dụng theo đường tiêm. Thuốc tiêm bổ não phải có chỉ định sử dụng của bác sĩ chuyên khoa.
Liều dùng của thuốc:
- Tiêm 30 – 160 mg/kg/ngày, có thể chia làm 2, 3, 4 lần trong ngày.
- Tình trạng nặng: 12 g/ngày, truyền tĩnh mạch.
3.2.3 Lưu ý khi sử dụng
Không nên dùng thuốc trong các trường hợp sau:
- Bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc
- Bệnh nhân xuất huyết não.
- Người bệnh mắc suy thận nặng.
- Người mắc bệnh Huntington.
- Người bệnh bị suy gan.
3.3 Cerebrolysin
3.3.1 Công dụng
Thuốc bổ não dạng tiêm Cerebrolysin được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Rối loạn trí nhớ, rối loạn độ tập trung
- Sa sút trí tuệ do thoái hóa, bao gồm cả bệnh Alzheimer
- Sa sút trí tuệ do các bệnh mạch não, do nhồi máu nhiều chỗ
- Sa sút trí tuệ (cả thoái hóa và mạch máu)
- Đột quị (thiếu máu cục bộ và tình trạng chảy máu)
- Sau chấn thương và phẫu thuật, sau chấn động mạnh, đụng dập hoặc sau phẫu thuật thần kinh.
3.3.2 Liều dùng – cách dùng
Cách dùng thuốc
Thuốc tiêm bổ não Cerebrolysin được đóng ống với các loại 5ml, 10ml. Nếu liều dùng của thuốc là 5ml thì có thể tiêm bắp. Lớn hơn 5ml (cụ thể là 10ml) thì có thể tiêm tĩnh mạch hoặc truyền.
Cerebrolysin có thể pha trong các dung dịch chuẩn (như nước muối sinh lý, dung dịch Ringer, glucose 5%, dextran 40). Tốc độ truyền: truyền chậm trong vòng tối thiểu từ 20 đến 60 phút.
Liều dùng thuốc
Cerebrolysin tiêm ngày một lần và trong vòng tối thiểu từ 10 đến 20 ngày. Đây được coi là 1 liệu trình của việc điều trị. Trong trường hợp nhẹ có thể dùng từ 1 đến 5ml, trường hợp nặng từ 10 đến 30ml. Độ dài của thời gian điều trị, liều phụ thuộc vào tuổi của người bệnh và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Thường thì quá trình điều trị kéo dài khoảng từ 3 đến 4 tuần.
Liệu trình điều trị có thể nhắc lại vài lần tùy vào đáp ứng lâm sàng của người bệnh. Giữa các đợt điều trị, nên ngừng dùng thuốc.
Trong trường hợp nặng, bạn không nên ngừng thuốc đột ngột mà nên tiếp tục điều trị bằng cách tiêm thuốc ngày 1 lần và 2 ngày 1 lần, trong thời gian khoảng 4 tuần. Từ những thử nghiệm thực tiễn trên lâm sàng, hướng dẫn liều dùng cho người lớn được nhà sản xuất gợi ý như sau:
- Sa sút trí tuệ: liều từ 5 – 30 ml/24giờ.
- Sau cơn đột quỵ ngập máu hoặc chấn thương sọ não: 10 – 60 ml/24 giờ.
3.3.3 Lưu ý khi sử dụng
Thuốc không được chỉ định trong một số trường hợp sau:
- Bệnh nhân quá mẫn với các thành phần của thuốc
- Tình trạng động kinh hoặc động kinh cơn lớn, hoặc người động kinh với tần xuất động kinh tăng lên
- Suy thận nặng
Mỗi loại thuốc đều có một số ưu, nhược điểm và đều có các chỉ định chặt chẽ cho một số bệnh nhất định. Nếu dùng sai có thể gây tác hại cho bệnh nhân. Chính vì vậy, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa thần kinh hoặc chuyên khoa tâm thần để được khám, tìm ra nguyên nhân cụ thể gây đau đầu và có phác đồ điều trị cho thích hợp. Bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà không hỏi qua ý kiến của bác sĩ!