Thường bị gây ra bởi một số loài nấm, virus, vi khuẩn, chứng viêm màng não có thể làm phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nếu nhầm lẫn với bệnh hô hấp.
Theo WHO, hiện có tới 20% người bị viêm màng não là do gặp các biến chứng nguy hiểm. Hôm nay, 7-Dayslim sẽ điểm qua một số điều để tránh nhầm lẫn giữa biến chứng viêm màng não với bệnh hô hấp ở trẻ nhé!
Cách nhận biết viêm màng não so với bệnh hô hấp?
Bên cạnh các triệu chứng thường thấy như ớn lạnh, mệt mỏi, ho, sốt cao,… trẻ bị viêm màng não còn có thể gặp một số hiện trạng đặc trưng hơn tùy theo nguyên nhân mắc bệnh, trong đó cụ thể như sau:
Viêm màng não do virus
Một số loại virus như virus cúm, virus đường ruột, virus gây bệnh sởi, thủy đậu, quai bị,… khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm trẻ xuất hiện một số triệu chứng đặc thù, trong đó bao gồm các triệu chứng về hô hấp, phát ban, cáu gắt, chán ăn, nôn mửa, tiêu chảy,…
Viêm màng não do vi khuẩn
Xuất phát từ các loài vi khuẩn như haemophilus influenzae type B (HiB), vi khuẩn não mô cầu neisseria meningitidis hay phế cầu khuẩn streptococcus pneumoniae, đây được xem là một trong những nguyên nhân gây viêm màng não nguy hiểm nhất và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng ở trẻ như:
- Dễ thay đổi trạng thái tinh thần, thường xuyên cáu gắt.
- Nhạy cảm với ánh sáng hơn bình thường.
- Hay bị đau đầu, ớn lạnh, sốt, buồn nôn,…
Viêm màng não do nấm
Viêm màng não do nấm thường xuất hiện ở các bé nhỏ hoặc người trưởng thành có hệ miễn dịch yếu. Trong đó, những biến chứng thường gặp ở loại viêm màng não này cũng tương tự như trên, bao gồm cổ bị cứng, đau đầu, sốt cao, hay nôn và buồn nôn, dễ thay đổi tâm trạng, nhạy cảm với ánh sáng cách bất thường,…
Viêm màng não mãn tính
Viêm màng não mãn tính là tình trạng bệnh kéo dài hơn 4 tuần, trong đó các biến chứng trẻ gặp sẽ tương tự với viêm màng não do nấm hoặc vi khuẩn nhưng có tốc độ phát triển chậm hơn.
Đồng thời, theo CDC – Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tại Hoa Kỳ, triệu chứng viêm màng não mãn tính thường sẽ xuất hiện 3 – 7 ngày sau nhiễm trùng và phát triển trong khoảng 2 – 10 ngày. Do đó, khi con có nhiều triệu chứng như đã được nếu trên thì bạn cần đưa bé đến bệnh viện để chữa trị kịp thời.
Biến chứng nguy hiểm của viêm màng não
Trong trường hợp để lâu ngày mà không được chữa trị kịp thời, viêm màng não có thể sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: co giật, mất thị lực và thính lực, gặp vấn đề về trí nhớ, bị đau nửa đầu, não tổn thương, não úng thủy, tràn mủ dưới màng cứng hoặc tích tụ chất lỏng giữa não với hộp sọ,…
Nguy hiểm hơn hết, nhiễm trùng viêm màng não còn có thể dẫn đến sự sinh sôi, phát triển vi khuẩn trong máu, từ đó giải phóng độc tố, làm mạch máu bị tổn thương và ảnh hưởng nghiêm trọng đến da cùng các cơ quan khác.
Làm thế nào để phòng bệnh viêm màng não cho trẻ?
Để phòng ngừa căn bệnh viêm màng não mà cách đặc biệt là với trẻ sơ sinh hay người có hệ miễn dịch kém, bạn nên áp dụng một số phương pháp hữu hiệu sau:
- Uống nhiều nước và bổ sung đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để tăng cường hệ miễn dịch.
- Thường xuyên rửa tay, cách riêng không nên để trẻ ngậm tay rồi cho lên mắt, mũi,… để tránh sự tiếp xúc hoặc lây nhiễm virus gây bệnh qua giọt bắn.
- Tiêm phòng vacxin đầy đủ, trong đó gồm: Tiêm vaccin liên hợp phế cầu cho trẻ 2 tháng tuổi; Tiêm vacxin liên hợp H.influenzae nhóm b với trẻ từ 2 tháng tuổi; Tiêm chủng vacxin não mô cầu cho trẻ từ 6 tuần tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao và thường xuyên tiêm cho trẻ từ 11 – 12 tuổi không có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với những người nghi ngờ bị viêm màng não. Trong trường hợp lỡ tiếp xúc hoặc gặp phải các triệu chứng viêm tai mũi họng, cha mẹ nên điều trị kịp thời cho con hoặc đưa bé đến bệnh viện để tiêm thuốc kháng sinh ngay, từ đó giúp giảm khả năng mắc bệnh.
Trên đây là một số lưu ý để tránh nhầm lẫn giữa biến chứng viêm màng não với bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ. Hy vọng với bài viết này của 7-Dayslim, bạn sẽ có thể bảo vệ sức khỏe cho con tốt hơn và từ đó đưa ra những biện pháp chữa trị, phòng ngừa kịp thời nhé!
7-Dayslim