Trong y học, để đánh giá, chẩn đoán người bệnh có mắc bệnh do vi khuẩn liên cầu tan máu hay không, có thể thực hiện xét nghiệm ASO để đo định lượng kháng thể liên cầu khuẩn xuất hiện trong máu bệnh nhân. Ngoài dùng để chẩn đoán bệnh do vi khuẩn liên cầu tan máu, xét nghiệm ASO cũng được sử dụng để chẩn đoán các bệnh khác như: viêm khớp, thấp khớp, … vậy ý nghĩa xét nghiệm ASO là gì?
Xét nghiệm ASO là gì?
Xét nghiệm ASO hay còn được gọi là ASLO, viết tắt của Antistreptolysin O: Kháng thể kháng liên cầu. Đây là xét nghiệm máy đo lượng antistreptolysin O có trong máu người bệnh.
Triệu chứng khi bị viêm cầu thận
- Cơ thể mệt mỏi
- Phát ban
- Sưng, đau nhức xương khớp
- Cao huyết áp
- Phù nề
- Nước tiểu giảm, xuất hiện máu trong nước tiểu
- Triệu chứng khi bị sốt thấp khớp
- Sốt cao
- Sưng đau khớp, đặc biệt khớp khuỷu tay, khuỷu chân
- Phát ban
- Đau ngực, tim đập nhanh, khó thở
Xét nghiệm ASLO thực hiện thế nào?
Xét nghiệm ASLO thường được chỉ định riêng biệt hoặc kết hợp cùng với Anti DNase B để xác định người bệnh có bị bệnh do vi khuẩn liên cầu tan máu hay không. Bệnh do vi khuẩn liên cầu tan máu nhóm A là vi khuẩn gây viêm họng liên cầu, hầu hết các trường hợp mắc bệnh này, người bệnh bị nhiễm trùng Strep, cần điều trị hiệu quả bằng thuốc kháng sinh. Nhiễm trùng Strep không có triệu chứng, không rõ nguyên nhân nên người bệnh dễ chủ quan, không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả rất dễ dẫn tới xuất hiện biến chứng sau nhiễm liên cầu (viêm cầu thận, sốt thấp khớp).
Để xét nghiệm ASLO, thực hiện lấy máu ở tĩnh mạch, cổ tay, bàn tay hoặc cổ tay. Đầu tiên, sát trùng vị trí cần lấy máu, để lấy máu dễ dàng hơn, sử dụng bao quấn của máy đo huyết áp hoặc dây garo buộc chặt để ngăn dòng máu từ tĩnh mạch trở lại. Lấy máu xong, tháo bao quấn hoặc dây ra để máu được lưu thông bình thường. Ống máu lấy được sẽ mang đi xét nghiệm.
Xét nghiệm ASLO có thể được thực hiện hai lần, với các mẫu thu thập cách nhau trong khoảng thời gian là hai tuần, đo nồng độ ASO khi bệnh nhân ở giai đoạn cấp và đang hồi phục với mục đích để xác định mức độ kháng thể tăng, giảm, hoặc không thay đổi. Bạn có thể tham khảo thêm kết quả của xét nghiệm ASO với mức bình thường như:
- ASO định lượng = < 200 U/mL
- ASO định tính = âm tính
Trong trường hợp kết quả xét nghiệm ASO là âm tính hoặc nếu ASO hiện diện nhưng ở nồng độ rất thấp, người bệnh rất có thể không bị nhiễm trùng strep gần đây. Kết quả này sẽ chắc chắn đúng nếu xét nghiệm ASO được thực hiện lại sau lần kiểm tra đầu từ 10-14 ngày cũng âm tính hoặc ở mức độ thấp và nếu thử nghiệm anti-DNase B cũng âm tính. Tuy nhiên, xét nghiệm ASO không thể dự đoán biến chứng sẽ xảy ra sau khi người bệnh bị nhiễm liên cầu khuẩn tan trong máu và cũng không thể dự đoán các mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Xét Nghiệm ASLO Có Ưu Điểm Và Nhược Điểm Gì?
Về vai trò của xét nghiệm ASLO là không thể phủ nhận bởi kết quả giúp dễ dàng nhận diện và định lượng kháng thể chống Streptolysin O trong cơ thể người bệnh. Với sự phát hiện kháng thể này sẽ giúp chứng minh người bệnh đã từng nhiễm trùng do liên cầu.
Ưu điểm của xét nghiệm ASLO
Kết quả xét nghiệm cho nhận biết loại kháng thể chống lại enzyme độc streptolysin O trong khoảng thời gian sớm thường xuất hiện sau khi máu bị nhiễm khuẩn từ 7 – 10 ngày. Trong trường hợp lượng kháng thể tiếp tục tăng trong vòng 2 – 4 tuần sau xét nghiệm sẽ giúp xác định hướng điều trị hiệu quả.
Xét nghiệm ASLO là xét nghiệm hữu ích trong việc xác định chính xác tình trạng viêm cầu thận hay đau khớp do liên cầu khuẩn A hoặc từ nguyên nhân nào khác.
Xét nghiệm ASLO giúp xác định chính xác tình trạng viêm cầu thận hay đau khớp do liên cầu khuẩn A hoặc từ nguyên nhân nào khác
Hạn chế của xét nghiệm ASLO
Mặc dù sở hữu ưu điểm giúp phát hiện sớm các kháng thể trong máu cũng như xác định các nguyên nhân gây nên bệnh từ viêm cầu khuẩn tuy nhiên xét nghiệm ASLO cũng gặp một số hạn chế nhất định như:
Khả năng phát hiện các trường hợp nhiễm trùng do liên cầu chỉ trong khoảng từ 75 – 85%.
Việc thực hiện xét nghiệm chỉ giúp phát hiện các kháng thể kịp thời có trong máu cơ thể người bệnh nhưng không thể xác định được cụ thể mức độ nhiễm trùng liên cầu nặng hay nhẹ.
Xét nghiệm không chỉ làm 1 lần duy nhất mà cần phải thực hiện lại sau 10 -14 ngày để có tham chiếu so sánh với kết quả xét nghiệm ban đầu. Mất nhiều thời gian hơn để theo dõi nồng độ kháng thể trong máu có đang gia tăng hay không.
Khi Nào Cần Thực Hiện Xét Nghiệm ASLO?
Dưới đây là một số trường hợp bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm ASLO để kịp thời phát hiện các kháng thể trong máu của mình.
Xét nghiệm ASLO có thể được chỉ định riêng hoặc kết hợp với xét nghiệm Anti Dnase B giúp xác định chuẩn xác người bệnh có đang bị nhiễm liên cầu trùng. Từ đó giúp xác định người bệnh có nhiễm liên cầu trùng gần đây hay không.
Bệnh nhân bị nghi nhiễm trùng Strep nhưng không xuất hiện triệu chứng cụ thể. Việc xét nghiệm sớm sẽ giúp hạn chế việc phát triển biến chứng xấu.
Đối với những trường hợp người bệnh xuất hiện các triệu chứng của viêm cầu thận, nhiễm liên cầu khuẩn hoặc bị sốt thấp khớp với biểu hiện đau sưng khớp nhiễm trùng thời gian gần và có nguy cơ lây nhiễm cao sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm ASLO. Thông thường xét nghiệm ASLO sẽ được chỉ định tần suất 2 lần kéo dài khoảng từ 10 – 14 ngày để xác định mức độ kháng thể có thay đổi hoặc tăng giảm hay không.
Các triệu chứng có thể xuất hiện khi bị viêm cầu thận có thể gồm:
- Phát ban
- Cơ thể thấy mệt mỏi
- Xương khớp đau nhức
- Bệnh nhân bị cao huyết áp
- Phù nề
- Hàm lượng nước tiểu thấp hơn mức bình thường
- Huyết lẫn nước tiểu
- Sốt cao, sưng đau khớp. Đặc biệt là ở các vị trí khớp khuỷu tay, chân
- Phát ban
Đau ngực tim đập nhanh, cơ thể khó thở
Người bệnh cần thực hiện xét nghiệm ASLO khi xuất hiện những biểu hiện bất thường trong cơ thể như sốt, phát ban, phù nề, cơ thể mệt mỏi,…
Các triệu chứng sốt thấp khớp có thể gồm:
- Sốt hoặc bị sưng đau nhiều ở phần khớp như mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay hoặc đau khi di chuyển
- Chứng múa giật Sydenham (hay còn được gọi với tên gọi khác là chuyển động giật)
- Xuất hiện những nốt sần dưới da có kích thước nhỏ nhưng không đau
- Ngứa phát ban trên bề mặt da
- Xuất hiện triệu chứng viêm tim như khó thở, đau ngực, tim đập nhanh
Tuy nhiên những triệu chứng này chỉ mang tính tham khảo điển hình. Rất có thể đó là do những bệnh lý khác gây ra.
Ý nghĩa xét nghiệm ASO hiện nay
Nhờ xét nghiệm ASO sẽ giúp chẩn đoán, phát hiện các căn bệnh do vi khuẩn Streptococcus nhóm A gây ra như: thấp khớp, bệnh do vi khuẩn liên cầu tan máu, viêm nội tâm mạc,…
Nhận diện kháng thể Enzyme do vi khuẩn tiết ra có trong cơ thể người bệnh chống lại enzyme streptolysin O, kháng thể này là nguyên nhân chính gây phá hủy hồng cầu của người bệnh. Tuy nhiên xét nghiệm ASO vẫn còn 1 số hạn chế sau:
Xét nghiệm ASO chỉ được chỉ định khi có những biểu hiện lâm sàng ở người bệnh bị nhiễm liên cầu đã phát triển, trong khi bị nhiễm Strep không có triệu chứng rõ ràng, vì vậy xét nghiệm ASO không được chỉ định thường xuyên. Xét nghiệm ASO chỉ giúp phát hiện được khoảng 75 đến 85% các trường hợp bệnh nhân bị bệnh do vi khuẩn liên cầu tan máu.
Mức Giá Xét Nghiệm ASLO Là Bao Nhiêu?
Mức giá trung bình cho 1 lần xét nghiệm ASLO trong khoảng từ 150.000đ – 200.000đ/lần. Mức giá này có thể dao động phụ thuộc vào từng cơ sở y tế hoặc các trung tâm xét nghiệm mà bạn lựa chọn. Khi lựa chọn địa chỉ thực hiện xét nghiệm các bạn nên tham khảo giá trước để có chuẩn bị tốt và kỹ lưỡng nhất.
Xét nghiệm ASLO đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và phát hiện các bệnh thấp khớp, viêm nội tâm mạc, bệnh do vi khuẩn liên cầu tan máu,…gây nên. Thông thường xét nghiệm ASLO sẽ được các bác sĩ chỉ định thực hiện. Tuy nhiên nếu có những triệu chứng bất thường như kể trên thì bạn cần chủ động đi khám sớm tại những cơ sở uy tín để đảm bảo kết quả chính xác.
Có thể thấy, xét nghiệm ASO có vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán người bệnh có mắc bệnh do vi khuẩn liên cầu tan máu hay không. Tuy nhiên để có kết quả chính xác và hướng điều trị hiệu quả, bệnh nhân nên thực hiện thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.