CEA thường được nhắc đến với những bệnh nhân có ung thư đường tiêu hóa hoặc ung thư buồng trứng, ung thư vú,… Vậy CEA trong xét nghiệm máu là gì? Xét nghiệm CEA là gì? Đọc chỉ số xét nghiệm như thế nào? Và xét nghiệm CEA bao nhiêu tiền? Hãy cùng 7-dayslim tìm hiểu qua bài viết sau.
CEA trong xét nghiệm máu là gì?
CEA là một dấu ấn sinh học không đặc hiệu của huyết thanh trong các khối u ác tính. CEA hay còn được gọi là Carcinoembryonic antigen. Trên thực tế, đây là một loại glycoprotein. Chúng có nguồn gốc từ nội bì phôi của thai nhi và sẽ biến mất ngay khi sinh. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể tồn tại ở những mô của ruột với một lượng nhỏ nhất định. CEA có thể gắn kết mối liên hệ với nhiều loại tế bào ác tính và tế bào lành tính. Vì thế, sự tăng cao lượng CEA không hẳn là chỉ điểm của một loại ung thư cụ thể nào.
Xét nghiệm CEA là xét nghiệm gì?
Các chuyên gia y tế có chỉ định CEA nhằm mục đích theo dõi các loại ung thư khác nhau như ung thư đại tràng, ung thư tuyến giáp thể tủy, ung thư vú, ung thư buồng trứng niêm mạc. Vì vậy, chuyên gia y tế thường có chỉ định xét nghiệm CEA cho việc theo dõi đáp ứng điều trị cũng như diễn tiến của khối u. Trong trường hợp người bệnh có nồng độ CEA giảm dần, nghĩa là việc điều trị có đáp ứng tốt, tế bào ung thư tiết CEA có xu hướng giảm. Trong trường hợp sau điều trị, nồng độ CEA vẫn cao và tăng đều thì tình trạng bệnh có khả năng tái phát trở lại. 2
Những ai cần thực hiện xét nghiệm CEA?
Xét nghiệm CEA được chỉ định trong những trường hợp sau:2
- Người có gia đình, người thân bị ung thư ở các cơ quan: trực tràng, phổi, vú, gan, tuyến tụy, dạ dày và buồng trứng.
- Theo dõi trong quá trình điều trị xem bệnh có tái phát hoặc di căn hay không.
Xét nghiệm CEA để làm gì?
CEA hữu ích nhất để theo dõi điều trị bệnh nhân ung thư. Đặc biệt, nó được sử dụng cho những bệnh nhân đã phẫu thuật, hoặc áp dụng các liệu pháp điều trị khác. Xét nghiệm máu tìm CEA trong trường hợp này được sử dụng như một chất chỉ điểm khối u. Tuy nhiên, không phải tất cả các bệnh ung thư đều tạo ra CEA. Vì thế, xét nghiệm này không được sử dụng để sàng lọc ung thư trong dân số nói chung. Và cũng không chỉ định xét nghiệm CEA tầm soát ung thư đường tiêu hóa.
Bên cạnh đó xét nghiệm này còn giúp: 2
Chỉ điểm và tiên lượng giai đoạn ung thư
Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm CEA nếu phát hiện có khối u nhỏ hoặc có các triệu chứng bị ung thư. Trong ung thư giai đoạn đầu, nồng độ CEA có thể bình thường hoặc tăng nhẹ. Đối với khối u lớn, hoặc ung thư giai đoạn muộn, đặc biệt khi khối u có dấu hiệu di căn toàn cơ thể thì hàm lượng CEA tăng mạnh.
Theo dõi đáp ứng điều trị
Nếu bệnh nhân sau điều trị, thấy CEA trong máu tăng nhẹ rồi giảm dần về mức bình thường cho thấy việc điều trị thành công. Nhưng nếu nồng độ CEA tăng trở lại là một dấu hiệu của việc điều trị diễn tiến không thuận lợi.
Xét nghiệm di căn
Bác sĩ cũng có thể sử dụng xét nghiệm CEA để giúp xác định xem ung thư đã quay trở lại hoặc tái phát sang cơ quan khác sau khi kết thúc điều trị hay chưa. Nếu CEA trong dịch cơ thể khác ngoài máu tăng lên thì chứng tỏ ung thư đã di căn đến các khu vực khác. Ví dụ, nếu CEA cao trong dịch tại màng phổi cho thấy ung thư đã di căn đến phổi.
Xét nghiệm được chỉ định khi nào?
Xét nghiệm CEA có thể được yêu cầu khi xuất hiện các triệu chứng cho thấy có khả năng mắc bệnh ung thư. Đặc biệt, CEA hữu ích nhất khi được thực hiện ở những bệnh nhân bị ung thư có cơ chế sản xuất protein.
Ngoài ra, xét nghiệm còn thường được chỉ định trước khi bạn bắt đầu điều trị nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Đây là cơ sở để theo dõi bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị. Mức độ tăng CEA có thể được tìm thấy trong các bệnh lý như sau:2
- Ung thư đại trực tràng.
- Ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy.
- Ung thư vú.
- Ung thư đường tiêu hóa.
- Ung thư gan.
- Ung thư phổi.
- Ung thư buồng trứng.
- Ung thư tụy.
- Ung thư tuyến tiền liệt.
Quy trình xét nghiệm
Bước đầu tiên là người bệnh cần ngồi ở vị trí thoải mái mà không có bất kỳ cảm giác sợ máu hoặc kim tiêm. Sau đó, kĩ thuật viên sẽ chọn tĩnh mạch phù hợp để lấy máu. Thông thường sẽ là tĩnh mạch ở cánh tay hoặc bàn tay. Nếu khó nhận thấy, kĩ thuật viên sẽ quấn garô quanh cánh tay giúp tĩnh mạch nổi rõ hơn.
Sau đó, sẽ tháo garô và dùng gạc hoặc bông gòn đè lên tĩnh mạch. Điều này sẽ làm giảm chảy máu. Toàn bộ quy trình thực hiện chỉ mất chưa đầy 5 phút. Và đồng thời không yêu cầu người thực hiện phải nhịn ăn trước đó.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm
Các khối u cả ác tính lẫn lành tính đều sẽ làm tăng nồng độ CEA trong máu. Ngoài ra, các bệnh lý ung thư cũng gây thúc đẩy CEA bao gồm: ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy, buồng trứng, ung thư phổi,…
Không những thế, lượng CEA cũng cao trong những trường hợp nhiễm trùng, rối loạn chức năng tuyến giáp, những người hút thuốc lá, viêm tụy, xơ gan, viêm ruột, một số khối u lành tính khác,…2
Cách đọc kết quả xét nghiệm máu CEA là gì?
Kết quả xét nghiệm không thể hiện là âm tính hay dương tính. Mà được biểu thị qua các chỉ số. Vậy chỉ số CEA trong xét nghiệm máu là gì? Có thể đọc chỉ số CEA xét nghiệm như sau:2
- Nồng độ CEA bất thường khi chỉ số xét nghiệm CEA cao hơn 3 ng/mL. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn bị ung thư. Các nguyên nhân khác có thể gây tăng chỉ số CEA bao gồm: nhiễm trùng, xơ gan, bệnh viêm ruột (IBD),…
- Chỉ số xét nghiệm CEA tăng: Mức CEA cao hơn 20 ng/mL được coi là rất cao. Nếu bạn có mức CEA cao đến mức này và bạn cũng có các triệu chứng của bệnh ung thư, thì điều đó cho thấy rằng ung thư đã và đang diễn tiến khá nhanh. Nó cũng có thể gợi ý rằng ung thư đã di căn hoặc lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể bạn.
- Hút thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm CEA. Xét nghiệm thường tăng cao, nhưng dưới 5 ng/mL ở những người hút thuốc.
Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm CEA?
Nếu kết quả mức CEA của bạn tăng cao và chỉ ra ung thư, bạn nên thông báo ngay đến chuyên gia y tế để được tham vấn phác đồ điều trị phù hợp. Các phương pháp hiện nay bao gồm: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hoặc kết hợp nhiều phương pháp.
Xét nghiệm CEA bao nhiêu tiền và thực hiện xét nghiệm ở đâu?
Xét nghiệm CEA nên được thực hiện ở những bệnh viện tỉnh, thành phố lớn hoặc các bệnh viện có chuyên khoa về ung thư, ung bướu.
Bên cạnh đó, hiện nay trên cả nước có rất nhiều cơ sở thực hiện xét nghiệm này. Tuy nhiên không phải 100 % các cơ sở đều đáp ứng về chất lượng và cho kết quả chính xác. Đặc biệt là đối với căn bệnh ung thư còn khá mơ hồ về thông tin cũng như cách điều trị bệnh. Nhưng tỉ lệ mắc lại ngày một gia tăng.
Chính vì vậy mà việc lựa chọn và xem xét một địa chỉ thực sự có uy tin để gửi gắm niềm tin là việc hết sức cần thiết. Thấu hiểu những nỗi bất an và lo lắng này, 7-Dayslim đã giải đáp câu hỏi về việc xét nghiệm CEA giá bao nhiêu và thực hiện ở đâu. Thông qua nội dung khách quan và khoa học của bài viết Giá xét nghiệm CEA bao nhiêu tiền và ở đâu? Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết này để có được sự lựa chọn phù hợp nhất.
Trên đây là thông tin về xét nghiệm CEA. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những gợi ý hữu ích để bạn có thể lựa chọn địa chỉ xét nghiệm uy tín và phù hợp.