Xét nghiệm giun lươn có nhiều loại dựa vào nhiều mẫu bệnh phẩm khác nhau. Người bị nhiễm ấu trung giun lươn có thể tái nhiễm bệnh này cả đời. Ở những người bệnh ung thư, u ác tính, người đa trải qua cấy ghép,… giun lươn có thể đe doa tính mạng. Bài viết của 7-dayslim dưới đây cung cấp thông tin tổng quan về xét nghiệm này.
Bệnh giun lươn là gì?
Bệnh giun lươn là tình trạng do giun tròn hay còn gọi là giun đũa trong chi Strongyloides gây ra. Chi này có đến 40 lời khác nhau và chúng có thể lây nhiễm cho chim, bò sát, lưỡng cư, vật nuôi hay thậm chí là các loài linh trưởng khác. Tuy nhiên, chỉ có loài giun lươn Strongyloides stercoralis là gây bệnh cho người. Đôi khi, nó sẽ lây sang các vật trung gian như chó, mèo (chưa có nghiên cứu khẳng định chắc chắn), linh trưởng và sau đó nhiễm sang người.
Ấu trùng giun lươn nhỏ, con dài nhất chỉ đạt đến 600 µm. Điều này khiến cho việc quan sát giun lươn khó khăn. Giun lươn là loại giun sán nhiễm qua đất. Phương thức lây nhiễm chủ yếu là người bệnh tiếp xúc trực tiếp với vùng đất bị nhiễm ấu trùng giun sống tự do. Khi đó, ấu trùng sẽ xâm nhập vào da và di chuyển khắp cơ thể. Đích đến cuối cùng của chúng thường là ruột non – nơi đây chúng sẽ đào hang và đẻ trứng.
Không giống với các loại giun khác, trứng của giun móc sẽ nở thành ấu trùng trong ruột. Hầu hết ấu trùng này sẽ được đào thải ra ngoài qua phân. Một số ấu trùng có thể trưởng thành và ngay lập tức tái nhiễm vào cơ thể bệnh bằng cách chui vào thành ruột hoặc xâm nhập qua da thông qua hậu môn. Đây là đặc điểm tự nhiễm của giun lươn và là nguyên nhân khiến nhiều người bị nhiễm loại giun này trong suốt cuộc đời.1
Dấu hiệu nhận biết bệnh giun lươn
Hầu hết người bị nhiễm giun lươn không có triệu chứng hoặc triệu chứng không điển hình. Do đó, xét nghiệm giun lươn rất quan trọng để chẩn đoán bệnh. Một số người có thể gặp các vấn đề như: đau bụng, đầy bụng, ợ chua, tiêu chảy từng đợt, táo bón, ho khan và phát ban trên da. Trường hợp hiếm gặp hơn là viêm khớp, các vấn đề về thận hoặc bệnh tim.
Nếu người bệnh thuộc một trong các trường hợp sau, bệnh giun lươn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và đe dọa tính mạng:
- Người đang dùng corticoid để điều trị đợt cấp của bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, lupus ban đỏ, gout,…
- Người bị nhiễm virus HTLV-1.
- Người có khối u ác tính về huyết học như: bệnh bạch cầu, ung thư hạch,…
- Người đã cấy ghép nội tạng.
Đặc biệt, đa số mọi người đều không biết bản thân bị phơi nhiễm giun lươn. Có người bị phát ban cục bộ ngay lập tức và cơn ho xuất hiện sau đó vài ngày. Các triệu chứng ở bụng thường xảy ra sau đó khoảng 2 tuần. Khoảng 3 tuần đến 4 tuần sau đó, ấu trùng trong phân được tìm thấy.
Các phương pháp phát hiện bệnh kịp thời
Việc chẩn đoán bệnh ấu trùng giun lươn khá khó khăn vì không phải lúc nào việc soi phân dưới kính hiển vi cũng cho thấy sự nhiễm trùng. Một số trường hợp bác sĩ sẽ yêu cầu kiểm tra phân 5 lần vào các thời điểm khác nhau trong ngày để thu về kết quả rõ nét cậy hơn. Một số khác, bệnh được phát hiện bằng cách xét nghiệm chất lỏng từ phổi hoặc ruột non. Nhiễm giun lươn được chẩn đoán tốt nhất bằng xét nghiệm máu.
Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành cấy đờm, phân tích công thức máu toàn bộ,… để xét nghiệm giun lươn.2
Quy trình xét nghiệm giun lươn
Mỗi loại xét nghiệm giun lươn sẽ có đặc điểm và quy trình thực hiện khác nhau. Bác sĩ và các nhân viên y tế sẽ phụ trách thực hiện toàn bộ quá trình.
- Chọc hút tá tràng: trong quá trình kiểm tra, bác sĩ sẽ lấy chất lỏng từ tá tràng – đoạn đầu tiên của ruột non. Sau đó, họ sẽ kiểm tra chất lỏng này dưới kính hiển vi để tìm ra sự hiện diện của giun lươn.
- Cấy đờm: bác sĩ có thể dùng phương pháp cấy đờm để phân tích chất lỏng từ phổi và đường thở của người bệnh.
- Soi phân để tìm noãn và ký sinh trùng: bác sĩ thực hiện phương pháp này để kiểm tra ấu trùng giun lươn. Bạn có thể phải lặp lại xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất.
- Phân tích công thức máu toàn bộ (CBC) với sự khác biệt: bác sĩ sẽ lấy một lượng máu và đưa đến phòng thí nghiệm để tiến hành phân tích. Thủ thuật này giúp loại trừ các nguyên nhân khác có cùng triệu chứng.
- Xét nghiệm kháng nguyên trong máu: đầu tiên, bác sĩ cũng thu thập một lượng máu nhất định từ người bệnh để tiến hành phân tích sau đó. Xét nghiệm này giúp tìm ra kháng nguyên của giun lươn. Nó được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ bạn bị nhiễm trùng nhưng trong mẫu phân, đờm hay dịch hút tá tràng không cho kết quả rõ ràng.
Xét nghiệm giun lươn ở đâu tốt?
Xét nghiệm giun lươn có nhiều phương pháp khác nhau và từng bệnh viện hay trung tâm xét nghiệm sẽ chuyên biệt các phương pháp riêng. Khi đến bệnh viện, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định các phương thức phù hợp để tìm ra giun lươn. Dưới đây là các cơ sở y tế chất lượng mà bạn có thể tham khảo:
Cơ sở y tế | Địa chỉ |
Bệnh viện Bạch Mai | Số 78 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội |
Bệnh viện 108 | Số 1 đường Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội |
Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Nghệ An | Số 77 đường Tôn Thất Tùng, Hưng Dũng, TP. Vinh, Nghệ An |
Bệnh viện Chợ Rẫy | Số 201B đường Nguyễn Chí Thanh, quận 5, TP.HCM |
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM | Số 215 đường Hồng Bàng, quận 5, TP.HCM |
Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung Ương | Số 685 đường Trần Hưng Đạo, quận 5, TP.HCM |
Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn | Số 611B đường Nguyễn Thái Học, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Văn Cừ, TP.HCM |
Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP.HCM | Số 685 đường Trần Hưng Đạo, quận 5, TP.HCM |
Trung tâm xét nghiệm Diag | 414-420 Cao Thắng, phường 12, Quận 10, TP.HCM |
Xét nghiệm giun lươn được thực hiện ở nhiều cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp xét nghiệm phù hợp nhất. Bên cạnh đó, bạn nên ăn chín uống sôi để giảm thiểu tình trạng nhiễm ấu trùng giun này.