Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) trong thời kỳ mang thai rất phổ biến. Tuy không thường gây ra hậu quả nghiêm trọng, nhưng các mẹ cũng nên tìm hiểu để phòng tránh khả năng nhiễm ở trẻ sơ sinh. Vì vậy xét nghiệm GBS đã dần trở thành xét nghiệm thường quy đối với tất cả phụ nữ mang thai. Hãy cùng 7-dayslim tìm hiểu xét nghiệm GBS là gì thông qua bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu về GBS là gì?
GBS là gì?
Liên cầu khuẩn nhóm B hay còn gọi tắt là GBS (Group B streptococcus). Đây là nhóm vi khuẩn thường sống trong đường tiêu hóa và sinh dục của con người. Thông thường vi khuẩn này sẽ không gây hại đến sức khỏe. Tuy nhiên khi nó xâm nhập vào cơ thể sẽ có thể gây ra một số bệnh nhiễm trùng. Và các bệnh này thường được gọi là bệnh GBS.
Cách thức lây lan của GBS
Cho đến hiện tại vẫn chưa rõ cách thức vi khuẩn GBS lây lan sang người khác. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai lại có thể truyền vi khuẩn sang em bé trong lúc sinh. Và đa số trẻ sơ sinh mắc bệnh GBS là vào tuần đầu tiên sau khi chào đời tiếp xúc với vi khuẩn trong lúc sinh.
Vi khuẩn GBS có thể gây biến chứng nào?
Ở trẻ em2
Trẻ em sẽ có thể gặp các biến chứng về lâu dài. Chẳng hạn như bị điếc và bị khuyết tật về các phát triển. Và ở các bé mắc viêm màng não thì nguy cơ mắc các vấn đề lâu dài này sẽ cao hơn.
Vi khuẩn GBS thường không gây nguy hiểm cho người phụ nữ. Song, về sau có thể dễ dàng gây nhiễm trùng đường tiết niệu, vỡ màng ối, viêm nhiễm ở nội mạc tử cung, nhiễm trùng vết mổ. Nguy hiểm nhất là có khả năng gây thai chết lưu và sinh non.
Ở người lớn2
Các trường hợp nghiêm trọng hơn có thể xảy ra ở người lớn là: nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng huyết và viêm phổi. Đặc biệt từ các vấn đề này có thể dễ dàng dẫn đến tử vong.
Giai đoạn phát triển của GBS ở trẻ sơ sinh
Khi bị nhiễm GBS, trẻ sơ sinh thường được phân theo hai nhóm: khởi phát muộn và khởi phát sớm. Khởi phát sớm thì sẽ nhiễm bệnh vào ngày thứ 7 sau khi sinh. Khởi phát muộn thì nhiễm từ ngày tuổi thứ 7 – 90.
Phần lớn, trẻ sơ sinh sẽ hồi phục hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, ở những trẻ nhiễm GBS khởi phát sớm có thể gặp các biến chứng về sau, thậm chí là tử vong.
Hầu hết các em bé nhiễm vi khuẩn GBS trong tuần đầu sau sinh đều có các triệu chứng của bệnh là:
- Sốt.
- Khó thở.
- Khó cho ăn hoặc uống sữa.
- Da xanh xao và nhợt nhạt.
- Thiếu năng lượng.
Ngược lại, ở các bé khởi phát bệnh muộn hơn sẽ trông khỏe mạnh hơn các bé sau khi sinh vài giờ và trong tuần đầu sau sinh.
Cách phòng ngừa GBS
Hiện tại vẫn chưa có vaccine phòng ngừa bệnh do liên cầu khuẩn nhóm B gây ra. Tuy nhiên có 2 cách tốt nhất để phòng ngừa trong tuần đầu tiên sau sinh là:
- Xét nghiệm cho phụ nữ mang thai để tìm vi khuẩn GBS.
- Chỉ định kháng sinh cho những thai phụ có nguy cơ cao trong quá trình chuyển dạ.
Xét nghiệm GBS là gì?
Xét nghiệm GBS hay còn gọi là xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B. Đây là xét nghiệm thường được chỉ định để tìm vi khuẩn GBS ở phụ nữ đang mang thai. Và cũng là xét nghiệm thường quy được chỉ định định kỳ để sàng lọc trước sinh.
Bên cạnh đó xét nghiệm này còn giúp kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh.
Vì sao cần làm xét nghiệm GBS?
Xét nghiệm GBS là xét nghiệm thường quy được thực hiện định kỳ ở phụ nữ đang mang thai. Và được khuyến cáo thực hiện cho tất cả phụ nữ mang thai bởi Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ.
Nhiễm GBS sẽ không có triệu chứng, thế nên xét nghiệm GBS là cách duy nhất để biết liệu người phụ nữ mang thai có nhiễm bệnh hay không. Vì vậy việc khám sàng lọc tình trạng nhiễm GBS sẽ giúp bác sĩ điều trị kịp thời cho người mẹ. Thêm nữa, giúp hỗ trợ điều trị cho trẻ sơ sinh sau khi sinh ra.
Đối tượng cần thực hiện xét nghiệm GBS
Các đối tượng sau đầy cần thực hiện xét nghiệm:6 7
Phụ nữ có tiền sử nhiễm GBS
Phụ nữ có con sinh ra trong lần mang thai trước bị nhiễm GBS khả năng cao sẽ được chỉ định xét nghiệm GBS trong lần mang thai tiếp theo. Đôi khi, bác sĩ sẽ lựa chọn bỏ qua xét nghiệm GBS và tiến hành điều trị ngay.
Đối với phụ nữ mang thai bị nhiễm GBS nhưng sinh con không nhiễm thì chỉ với 50% trường hợp lần mang thai tiếp trẻ bị nhiễm.
Thai phụ có nguy cơ gặp các vấn đề trong thai kỳ
Ngoài ra, các dấu hiệu khi sinh con như: sinh non hoặc vỡ ối non trước 37 tuần, nhiễm trùng, sốt khi chuyển dạ, vỡ ối kéo dài hơn 24 giờ trước sinh. Sẽ giúp bác sĩ định hướng và điều trị GBS lập tức kể cả khi không tiến hành xét nghiệm GBS.
Phụ nữ đang mang thai
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến cáo tất cả các trường hợp mang thai nên kiểm tra định kỳ liên cầu khuẩn nhóm B.
Khi nào cần thực hiện xét nghiệm GBS?
Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) và Đại học Y tá – Midwives Hoa Kỳ (ACNM) khuyến nghị nên xét nghiệm sàng lọc GBS trong khoảng thời gian từ tuần thai 36 đến tuần 37 của thai kỳ.
Chuẩn bị cho xét nghiệm GBS như thế nào?
Xét nghiệm GBS khá đơn giản. Vì vậy thai phụ sẽ không cần chuẩn bị bất cứ một cái gì trước khi xét nghiệm.
Quy trình xét nghiệm GBS như thế nào?
Thai phụ có thể sẽ được chỉ định xét nghiệm này với tăm bông hoặc là xét nghiệm nước tiểu. Hoặc có thể là xét nghiệm máu.
Xét nghiệm bằng tăm bông
Thai phụ sẽ nằm ngửa trên bàn khám. Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ dùng bông tăm nhỏ hoặc một miếng gạc đưa vào âm đạo và trực tràng để lấy mẫu tế bào và chất dịch. Sau đó mẫu bệnh phẩm sẽ được nuôi cấy để tìm vi khuẩn trên đĩa thạch tại phòng thí nghiệm.
Xét nghiệm nước tiểu
Kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ đưa cho thai phụ 1 lọ đựng mẫu bệnh phẩm. Và đồng thời sẽ hướng dẫn cách lấy mẫu để đảm bảo vô trùng mẫu bệnh phẩm. Các bước sẽ bao gồm:
- Đầu tiên là rửa tay thật sạch.
- Làm sạch bộ phận sinh dục bằng miếng bông được cung cấp trước đó. Để làm sạch, hãy mở môi âm hộ và lau từ trước ra sau.
- Bắt đầu đi tiểu.
- Lấy lượng nước tiểu ít nhất từ 1/3 đến 1/2 lọ chứa mẫu.
- Đóng nắp kĩ và đưa cho kỹ thuật viên xét nghiệm.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu thường chỉ định cho em bé sơ sinh. Các bước lấy mẫu như sau:
- Kỹ thuật viên xét nghiệm dùng 1 cây kim nhỏ lấy máu từ gót chân trẻ.
- Lấy lượng máu vừa đủ theo yêu cầu và cho vào lọ đựng mẫu chuyên dụng.
- Rút kim và dùng bông băng lại để đảm bảo vô trùng vết thương.
Xét nghiệm chọc dò tủy sống
Đây cũng là xét nghiệm thường được thực hiện ở em bé sau sinh. Thủ thuật lấy mẫu như sau:
- Y tá sẽ bế em bé ở tư thế cuộn tròn.
- Kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ làm sạch lưng của bé và tiêm thuốc tê vào da để không cảm thấy đau trong suốt quá trình lấy mẫu.
- Bác sĩ cũng có thể cho bé dùng thuốc an thần và/hoặc thuốc giảm đau để giúp bé chịu đựng thủ thuật tốt hơn.
- Sau khi khu vực trên lưng hoàn toàn tê liệt, kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ chèn một cây kim rỗng, mỏng vào giữa hai đốt sống ở cột sống dưới. Tiếp theo là rút một lượng nhỏ dịch não tủy để xét nghiệm.
- Toàn bộ xét nghiệm này sẽ mất khoảng năm phút.
Xét nghiệm GBS bao lâu có kết quả?
Bình thường, sau khoảng từ 48 giờ đến một tuần là có thể nhận được kết quả. Nhưng đối với trường hợp phụ nữ được chẩn đoán sinh non hoặc vỡ nước ối có thể nhận được kết quả sớm hơn.
Sau khi xét nghiệm GBS
Loại xét nghiệm này an toàn và không để lại di chứng gì sau khi thực hiện. Tuy nhiên sau đó em bé sẽ có thể bị đau nhẹ hoặc bầm tím ngay vị trí rút máu. Nhưng hiện tượng này sẽ nhanh chóng biến mất.
Cách đọc chỉ số xét nghiệm GBS
Kết quả xét nghiệm GBS có 2 trường hợp xảy ra:
Đối với kết quả GBS dương tính
- Trường hợp là thai phụ: đã nhiễm vi khuẩn GBS nhưng không biểu hiện triệu chứng ở người mẹ. Tuy nhiên khả năng cao mẹ sẽ truyền vi khuẩn sang con trong lúc sinh.
- Trường hợp là trẻ sơ sinh: đã nhiễm vi khuẩn GBS.
Đối với kết quả GBS âm tính
Các trường hợp có kết quả GBS âm tính có nghĩa là không nhiễm vi khuẩn GBS.
Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm GBS
Đối với xét nghiệm chọc dò tủy sống thì có thể gây đau nhẹ khi đâm kim vào giữa hai đốt sống. Nhưng cảm giác đau sẽ không kéo dài quá lâu.
Hầu hết phụ nữ mang thai đều được khuyến nghị xét nghiệm trong khoảng 5 tuần cuối cùng trước khi dự sinh. Chính xác là vào tuần thứ 35 đến tuần 37 của thai kỳ.
Có thể thai phụ sẽ cảm thấy an toàn khi tiến hành xét nghiệm sớm hơn, nhưng kết quả xét nghiệm GBS sẽ không đáng tin cậy trong giai đoạn này. Với khoảng tuần thai trễ hơn thì em bé lại được sinh ra trước khi có kết quả.
Đối với tình trạng đã có tiền sử chuyển dạ sớm hoặc đang sinh đôi, đa thai nên chú ý vào thời điểm nên tiến hành xét nghiệm GBS kĩ hơn.
Cách điều trị khi kết quả xét nghiệm GBS dương tính
Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao sinh con sẽ mắc các bệnh GBS sẽ được chỉ định kháng sinh. Mục đích là để bảo vệ bé không bị nhiễm trùng. Tuy nhiên chỉ được chỉ định kháng sinh trong quá trình chuyển dạ. Và không được dùng kháng sinh trước khi chuyển dạ vì vi khuẩn có thể phát triển trở lại nhanh chóng.
Nên cân nhắc tiêm kháng sinh qua đường tĩnh mạch. Thường là sẽ làm kháng sinh đồ để tìm ra loại kháng sinh phù hợp cho từng cá nhân. Loại kháng sinh phổ biến trong trường hợp này là penicilin và ampicillin. Tuy nhiên nếu dị ứng với 2 kháng sinh này thì có thể chỉ định loại khác. Vì đây là 2 loại được xem là an toàn nhất với phụ nữ có thai.
Bất kỳ thai phụ nào trước đây đã từng sanh con và bị nhiễm GBS hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu ở lần mang thai hiện tại. Thì đều được điều trị trong quá trình chuyển dạ.
Xét nghiệm viêm GBS ở đâu? Bao nhiêu tiền?
Nên thực hiện xét nghiệm GBS ở các bệnh viện phụ sản hoặc trung tâm xét nghiệm ở các tỉnh, thành phố lớn.
Hiện nay có không ít đơn vị xét nghiệm GBS. Thế nhưng không phải đơn vị nào cũng đảm bảo yêu cầu chất lượng và độ chính xác. Đặc biệt, với những mẹ bầu mang thai lần đầu có thể sẽ khá xa lạ với xét nghiệm GBS.
Sức khỏe của bà mẹ và trẻ em luôn được đưa lên hàng đầu. Vì vậy cần chọn lựa đơn vị thực hiện xét nghiệm có độ uy tín cao. Hiểu được những nỗi lo lắng, 7-Dayslim đã giải đáp câu hỏi về việc xét nghiệm GBS là gì, giá bao nhiêu và thực hiện xét nghiệm này ở đâu. Thông qua các nội dung khách quan của bài viết Chi phí xét nghiệm GBS và thực hiện xét nghiệm ở đâu? Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết này để có được sự lựa chọn phù hợp nhất.
Hy vọng những thông tin hữu ích của bài viết trên sẽ giúp bạn đọc có được lựa chọn phù hợp. Tùy vào tình trạng cũng như triệu chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm GBS phù hợp. Hãy đến cơ sở khám chữa bệnh uy tín để có sự tư vấn kỹ càng và chính xác hơn nhé.