Hội chứng Cushing không phải là bệnh phổ biến trong cộng đồng, tuy nhiên khi hội chứng này xảy ra các triệu chứng thường không rõ ràng khiến người bệnh phát hiện bệnh muộn. Điều này làm công cuộc điều trị bệnh gặp khó khăn hơn. Vậy hội chứng Cushing có những triệu chứng gì? Xét nghiệm hội chứng Cushing như thế nào cho kết quả chuẩn xác nhất? Hãy cùng 7-dayslim tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về hội chứng Cushing
Hội chứng Cushing là một tình trạng xảy ra khi cơ thể tự sản xuất ra hormone cortisol với liều lượng cao bất thường trong thời gian dài. Các xét nghiệm hội chứng Cushing thường được thực hiện sau khi bệnh nhân có các dấu hiệu sau:
Các dấu hiệu thường gặp:
- Tăng cân, mặt tròn.
- Bướu giữa vai
- Vết rạn da màu tím.
- Da mỏng, dễ bị bầm tím
- Quá trình lành vết thương chậm.
- Mụn
Dấu hiệu mà phụ nữ bị hội chứng Cushing có thể gặp phải:
- Chứng rậm lông.
- Kinh nguyệt không đều.
Dấu hiệu ở nam giới bị hội chứng Cushing có thể gặp phải:
- Giảm ham muốn tình dục.
- Giảm khả năng sinh sản.
- Rối loạn cương dương.
Dấu hiệu có khác:
- Mệt mỏi nghiêm trọng.
- Yếu cơ.
- Trầm cảm, lo lắng, cáu kỉnh.
- Mất kiểm soát cảm xúc.
- Khó khăn về nhận thức.
- Tăng huyết áp, tăng đường huyết
- Đau đầu, nhiễm trùng, sạm da.
- Xương dễ gãy.
- Trẻ em tăng trưởng kém.
Nguyên nhân của hội chứng này
Nguyên nhân nội sinh
Tình trạng này xảy ra khi cơ thể sản xuất quá mức cortisol:
- Khối u ở tuyến yên: Khối u này lành tính nhưng nó tạo ra một lượng ACTH dư thừa, điều này kích thích tuyến thượng thận tạo ra nhiều cortisol hơn.
- Khối u tiết ACTH: Khối u này có thể nằm ở phổi, tuyến tụy, tuyến giáp hoặc tuyến ức. Các cơ quan này bình thường sẽ không sản xuất ACTH. Nhưng khi khối u xuất hiện tại đó nó sẽ bắt đầu tiết hormone này quá mức.
- Bệnh tuyến thượng thận nguyên phát: Rối loạn tuyến thượng thận cũng có thể khiến chúng sản xuất quá nhiều cortisol.
- Di truyền: Nguyên nhân từ di truyền hiếm xảy ra.
Nguyên nhân ngoại sinh
Hội chứng Cushing có thể phát triển do sử dụng Corticosteroid đường uống với liều lượng cao trong thời gian dài. Các nhà khoa học đã chứng minh, ngoài sử dụng Corticosteroids đường uống các đường sử dụng còn lại như đường tiêm, hít hay bôi ngoài da thường ít gây ra hội chứng Cushing hơn.
Đối tượng nào dễ mắc phải hội chứng Cushing?
Trước khi tìm hiểu xét nghiệm hội chứng Cushing phổ biến hiện nay, chúng ta cần biết các đối tượng dễ mắc phải bệnh này như là:
- Tỷ lệ mắc: Hội chứng Cushing rất hiểm. Theo thống kê khoảng 10-15 trường hợp mắc bệnh trên một triệu người được chẩn đoán ở Mỹ.
- Tuổi: Hội chứng phổ biến ở người từ 20-50 tuổi.
- Giới tính: Phụ nữ sẽ ảnh hưởng hơn so với nam giới.
Xét nghiệm hội chứng Cushing
Các xét nghiệm hội chứng Cushing hiện nay như:
Xét nghiệm nước tiểu và máu
Các xét nghiệm này đo nồng độ hormone và cho biết liệu cơ thể bệnh nhân có đang sản xuất quá mức cortisol hay không. Đối với xét nghiệm nước tiểu, bệnh nhân được nhân viên y tế yêu cầu lấy nước tiểu trong khoảng thời gian là 24 giờ. Bác sĩ cũng sẽ xem xét nồng độ cortisol thông qua việc kiểm tra nồng độ cortisol trước và sau khi sử dụng thuốc hormone kích thích hoặc ức chế cortisol.
Kiểm tra nước bọt
Nồng độ cortisol trong cơ thể thay đổi theo từng thời điểm trong ngày. Ở những người bình thường nồng độ cortisol giảm đáng kể vào buổi tối. Bằng cách phân tích nồng độ cortisol từ mẫu nước tiểu thu thập vào buổi tối, bác sĩ sẽ kiểm tra xem liệu nồng độ cortisol có đang quá cao không.
Các xét nghiệm hình ảnh
Chụp CT hoặc MRI có thể cung cấp hình ảnh về tuyến yên và tuyến thượng thận để phát hiện các bất thường ví dụ như khối u.
Xoang Petrosal kém mẫu
Xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ xác định xem nguyên nhân của hội chứng Cushing bắt nguồn từ đâu. Mẫu xét nghiệm sẽ được lấy từ xoang petrosal.
Đo nồng độ hormone ACTH
Phương pháp đo nồng độ hormon vỏ thượng thận ACTH được tiến hành trên mẫu huyết tương. Mẫu bệnh phẩm được lấy vào buổi sáng.
Cách điều trị hội chứng Cushing
Để điều trị hội chứng này đạt hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình xét nghiệm hội chứng Cushing và lựa chọn được phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Các phương pháp điều trị có thể là
Phẫu thuật
Trường hợp nguyên nhân là do các khối u sẽ được bác sĩ chỉ định cắt bỏ bằng kỹ thuật nội soi xâm lấn tối thiểu hoặc cắt bỏ trực tiếp. Đây được xem là liệu pháp điều trị đem lại kết quả lâu dài cho bệnh nhân hội chứng Cushing.
Xạ trị
Trường hợp khối u của người bệnh không thể cắt bỏ, bác sĩ sẽ chỉ định xạ trị. Xạ trị có thể không làm ảnh hưởng đến các tế bào mô lành tính xung quanh, tuy nhiên, tác dụng phụ nó có thể là suy tuyến yên. Vì vậy sau khi xạ trị bệnh nhân cần theo dõi nồng độ các hormone trong khoảng thời gian dài.
Sử dụng thuốc
Đầu tiên người bệnh hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc giảm hoặc cắt bỏ các loại thuốc corticosteroid đang sử dụng bao gồm cả các thuốc đường uống, tiêm, hít và bôi ngoài da.
Các thuốc dùng để kiểm soát việc sản xuất quá mức cortisol tại tuyến thượng thận bao gồm: ketoconazole, mitotane, metyrapone, pasireotide,…
Sử dụng thuốc được chỉ định để làm tăng hiệu quả điều trị khi đã phẫu thuật hoặc xạ trị. Thuốc cũng được sử dụng như một phương pháp điều trị hội chứng Cushing khi hai phương pháp trên không hiệu quả với người bệnh.
Trên đây là thông tin về các xét nghiệm hội chứng Cushing. Việc xét nghiệm này cần có kết quả chính xác tuyệt đối vì ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp của bác sĩ. Các xét nghiệm này cần được thực hiện bởi các chuyên viên y tế có kinh nghiệm và được thực hiện tại bệnh viện uy tín.