Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai là một trong những cận lâm sàng khá cần thiết đối với thai phụ. Việc xét nghiệm nước tiểu giúp cho các bác sĩ chẩn đoán đúng và kịp thời những bất thường khi mang thai. Từ đó, họ sẽ có những hướng điều trị phù hợp nhất. Vậy khi mang thai có thật sự cần làm xét nghiệm nước tiểu hay không? Nó có vai như thế nào? Mời các bạn cùng 7-dayslim đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.
Tầm quan trọng của việc xét nghiệm nước tiểu khi mang thai
Trong quá trình mang thai, chắc hẳn mẹ bầu nào cũng mong muốn mình có sức khỏe để vượt cạn an toàn. Có thể hạ sinh được những thiên thần bé nhỏ vừa thông minh, vừa mạnh khỏe. Chính vì vậy, việc mẹ bầu đi khám thai định kỳ cũng như thực hiện xét nghiệm nước tiểu là hết sức cần thiết. Kết quả xét nghiệm nước tiểu khi mang thai sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe của mẹ bầu cũng như giúp tầm soát những vấn đề sức khỏe như: 2
- Tầm soát bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu khi mang thai.
- Theo dõi chức năng thận, gan của mẹ bầu.
- Tầm soát bệnh lý đái tháo đường thai kỳ.
- Xác định chất cetone có trong nước tiểu.
- Dự đoán được nguy cơ tiền sản giật.
- Tầm soát các bệnh lý lây qua đường tình dục.
Từ việc xét nghiệm nước tiểu, kết hợp với các triệu chứng lâm sàng khác, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Mục đích là để có hướng điều trị kịp thời. Hạn chế tối đa bệnh của người mẹ có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Hoặc điều trị những bệnh do có thai gây ra cho mẹ bầu.
Xét nghiệm nước tiểu có thể cho biết bệnh gì khi mang thai?
Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai giúp phát hiện các bệnh lý sau đây: 2
- Đái tháo đường thai kỳ. Bệnh này có thể được xác định thông qua chỉ số glucose có trong nước tiểu.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu có vi khuẩn trong nước tiểu, rất có khả năng mẹ bầu đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Bệnh lý này cũng có thể được phản ánh qua chỉ số hồng cầu và bạch cầu trong nước tiểu.
- Xét nghiệm nước tiểu xác định ceton. Mức độ ceton cao phản ánh mẹ bầu ăn không đủ hoặc bị mất nước.
- Tiền sản giật và các bệnh lý về thận có thể được báo hiệu qua chỉ số protein có trong nước tiểu.
Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu còn giúp phát hiện:
- Mẹ bầu có khả năng mắc các bệnh lý gan mật nếu chỉ số bilirubin trong nước tiểu cao.
- Cách bệnh lý lây qua đường tình dục như: virus Herpes, giang mai.
- Bằng việc xét nghiệm nồng độ pH có trong nước tiểu, bác sĩ có thể xác định tình trạng rỉ ối ở mẹ bầu.
Mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm nước tiểu khi nào?
Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai thường được tiến hành ngay trong lần đầu bạn đi khám thai. Tuy nhiên, để an toàn hơn, thai phụ có thể làm xét nghiệm nước tiểu xuyên suốt trong những lần khám thai định kỳ sau đó.
Xét nghiệm nước tiểu là một xét nghiệm không xâm lấn. Nó hoàn toàn không gây đau đớn và không mang lại rủi ro nào cho thai phụ và thai nhi. Việc xét nghiệm được tiến hành dễ dàng, cho kết quả nhanh chóng. Chi phí của xét nghiệm nước tiểu cũng khá rẻ. Vì vậy, mẹ bầu có thể yên tâm hoàn toàn về xét nghiệm này.
Các bước tiến hành xét nghiệm nước tiểu khi mang thai
Mỗi lần đi khám thai, mẹ bầu sẽ được nhân viên y tế phát một cốc để lấy mẫu nước tiểu. Kèm theo một khăn lau tiệt trùng. Sau đó, bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể cách lấy mẫu tại phòng vệ sinh.
Đầu tiên, mẹ bầu nên rửa tay thật sạch. Tiếp theo, bạn dùng ngón tay để tách các môi của âm hộ. Sau đó hãy lau âm hộ từ trước ra sau bằng khăn lau đã được tiệt trùng. Kế đến, bạn tiểu một lượng nhỏ bồn cầu. Sau đó đặt cốc vào giữa dòng nước tiểu cho đến khi lấy đủ thể tích mẫu nước tiểu.2
Bệnh viện sẽ tiến hành kiểm tra mẫu nước tiểu. Thông qua phương pháp nhúng một que thử vào nước tiểu. Kế đến là so sánh kết quả với một bảng đối chiếu. Kết quả xét nghiệm sẽ được ghi vào phiếu khám thai định kỳ để các bác sĩ tham khảo.2
Dựa vào kết quả xét nghiệm mẫu nước tiểu, các bác sĩ sẽ có những vấn đề tư vấn cụ thể để thai phụ. Đồng thời có những cách thăm khám phù hợp, đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai.
Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu của bà bầu và cách đọc kết quả
Đường (Glucose)2
Việc thỉnh thoảng có một lượng nhỏ đường (glucose) trong nước tiểu của thai phụ là điều bình thường. Tuy nhiên, khi mức glucose trong nước tiểu tăng cao trong một vài lần khám thai liên tiếp hoặc mức rất cao trong một lần khám, có thể thai phụ đó đã bị tiểu đường thai kỳ. Bác sĩ có thể yêu cầu thai phụ thực hiện một bài kiểm tra glucose để có chẩn đoán chắc chắn hơn.
Cần lưu ý, dù kết quả xét nghiệm nước tiểu cho thấy chỉ số glucose là bình thường (âm tính hoặc rất ít), thai phụ vẫn có thể phải thực hiện xét nghiệm đường huyết trong khoảng tuần 24 đến tuần 28 thai kỳ để kiểm tra bệnh lý tiểu đường thai kỳ.
Protein 2
Chỉ số protein có trong nước tiểu từ 7.5-20 mg/dL hoặc 0.075-0.2 g/L là bình thường.
Mức độ protein cao hơn bình thường là báo hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, các bệnh lý về thận. Ở giai đoạn sau của thai kỳ, đây cũng là dấu hiệu của tiền sản giật nếu đi kèm với huyết áp cao.
Nếu có protein trong nước tiểu nhưng huyết áp vẫn bình thường, cơ sở xét nghiệm có thể dùng một mẫu nước tiểu giữa dòng để xét nghiệm nhiễm trùng đường tiết niệu.
Ceton 2
Ceton được tạo ra khi cơ thể bắt đầu phá vỡ chất béo dự trữ để lấy năng lượng. Điều này có thể xảy ra khi thai phụ không nạp đủ carbohydrate hoặc cơ thể đang bị mất nước.
Bình thường không có ceton trong nước tiểu, hoặc có rất ít ở phụ nữ mang thai. Chỉ số cho phép là 2.5 – 5 mg/dL (0.25 – 0.5 mmol/L). Mức độ ceton cao nghĩa là thai phụ đang bị thiếu nước hoặc ăn chưa đủ.
Bên cạnh đó, ceton được tìm thấy kết hợp với chỉ số glucose trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Hồng cầu
Bình thường không có hồng cầu trong nước tiểu. Chỉ số cho phép là 0.015 – 0.612 mg/dL hoặc 5 – 10 tế bào/UL.
Có hồng cầu trong nước tiểu là dấu hiệu cho thấy phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Bạch cầu2
Bình thường không có bạch cầu trong nước tiểu. Mức độ cho phép là 10 – 25 tế bào trên 1 đơn vị thể tích.
Có bạch cầu trong nước tiểu cho thấy thai phụ có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Để chắc chắn, bác sĩ có thể gửi mẫu đến phòng thí nghiệm để phân tích thêm.
Độ pH nước tiểu
Khi mới bài xuất, nước tiểu thường có tính axit yếu với độ pH vào khoảng 5.8 – 6.2. Tùy vào chế độ dinh dưỡng, tần suất luyện tập thể thao và các loại thuốc đang sử dụng mà giá trị pH nước tiểu dao động từ 4.5 đến 7.5.
Nước tiểu có độ pH trên 7.5 được gọi là nước tiểu tính kiềm. Điều này có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nhóm vi khuẩn gây phân giải ure. Trong khi đó, nước tiểu có pH dưới 4.5 (nước tiểu tính axit) có thể là báo hiệu của sỏi urat thận.
Tỷ trọng nước tiểu
Trong nước tiểu có các tế bào, tinh thể và hợp chất hòa tan khác nên tỷ trọng nước tiểu bình thường trong khoảng 1.010 – 1.025.
Tỷ trọng nước tiểu phản ánh khả năng cô đặc nước tiểu của thận. Tỷ trọng nước tiểu sẽ tăng trong trường hợp:
- Uống ít nước.
- Cơ thể mất nước: đổ mồ hôi quá nhiều, tiêu chảy cấp, nôn ói…
- Sốc, suy tim, hẹp động mạch thận,… làm giảm lưu lượng máu đến thận.
- Bệnh tiểu đường nặng.
Tỷ trọng nước tiểu giảm trong các trường hợp:
- Nạp vào cơ thể quá nhiều nước: uống nhiều, truyền dịch liên tục…
- Suy thận, viêm cầu thận,…
Nitrit
Một số loại vi khuẩn có thể khử nitrat thành nitrit. Vì vậy thông số này dùng để phát hiện tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Nước tiểu bình thường không chứa nitrit, hoặc có với mức từ 0.05 đến 0.1 mg/dL.
Kết quả dương tính rất có ý nghĩa và chứng tỏ nhiễm khuẩn niệu. Nhưng một kết quả âm tính cũng chưa loại trừ được không phải nhiễm khuẩn niệu.
Bilirubin
Bình thường không có trong nước tiểu với xét nghiệm que thử. Chỉ số ở mức bình thường có thể dao động từ 0.4 đến 0.8 mg/dL.
Nồng độ bilirubin trong nước tiểu ngoài mức bình thường là dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật.
Urobilinogen
Tương tự nhiên bilirubin, thông thường, nước tiểu sẽ không có urobilinogen khi xét nghiệm que thử. Kết quả xét nghiệm âm tính hoặc có nồng độ urobilinogen từ 0.2 đến 1 mg/dL được cho là bình thường.
Urobilinogen có trong nước tiểu với nồng độ ngoài mức bình thường là báo hiệu của bệnh gan (viêm gan, xơ gan) làm dòng chảy dịch mật từ túi mật bị nghẽn.
Mẹ bầu cần lưu ý gì khi đi xét nghiệm nước tiểu?
Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai có cần nhịn ăn?
Mẹ bầu không cần nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm. Mặt khác, mẹ bầu cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục trước khi làm xét nghiệm nước tiểu khi mang thai.
Việc vệ sinh nên được thực hiện bằng nước ấm, sạch. Hạn chế sử dụng các dung dịch tẩy rửa có tính kiềm hoặc axit cao. Bởi vì chúng có thể làm thay đổi môi trường âm đạo.
Cần kiêng gì trước khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu khi mang thai?
Mẹ bầu không nên ăn hoặc uống các loại thực phẩm có màu đậm. Bởi vì chúng có thể làm cho nước tiểu bị đổi màu. Trước khi làm xét nghiệm, mẹ bầu tránh tập thể dục quá sức. Đồng thời không nên tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào trước khi xét nghiệm. Bởi vì điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả sau cùng của quá trình xét nghiệm.
Phụ nữ mang thai có thể thấy bất thường trước khám thai bằng các phát hiện bất thường về màu sắc nước tiểu, thói quen đi tiểu. Có thể kể đến các tình trạng: nước tiểu đỏ, tiểu gắt buốt, tiểu nhiều lần,…
Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai ở đâu? Chi phí bao nhiêu?
Dù thực hiện bất kỳ xét nghiệm nào, mẹ bầu và gia đình nên lựa chọn những cơ sở uy tín để đem lại kết quả chính xác nhất. Có thể dựa vào các tiêu chí sau để đánh giá và lựa chọn cho phù hợp:
- Cơ sở xét nghiệm có giấy phép từ cơ quan y tế.
- Thương hiệu đơn vị xét nghiệm nhận được sự đánh giá cao của khách hàng.
- Đơn vị có đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm.
- Trang bị đầy đủ máy móc, công nghệ xét nghiệm hiện đại.
Một số đơn vị xét nghiệm nước tiểu khi mang thai
Cơ sở xét nghiệm tại miền Bắc
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Số 929 Đường La Thành, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội.
Bệnh viện Phụ sản Trung Ương: Số 43 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Bệnh viện – Phòng khám Đa khoa Medlatec:
- Cơ sở Hà Nội 1: Số 42 – 44 Nghĩa Dũng, Phúc xá, Ba Đình, Hà Nội.
- Cơ sở Hà Nội 2: Số 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội.
- Cơ sở Hà Nội 3: Số 3 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
Cơ sở xét nghiệm tại miền Trung
Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng: 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng.
Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông: 143 Nguyễn Phong Sắc, Hưng Dũng, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec: Đường 30 Tháng 4, P. Hòa Cường Bắc, Q. Hải Châu, Đà Nẵng.
Cơ sở xét nghiệm tại miền Nam
Bệnh viện Từ Dũ: Số 284 Cống Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Bệnh viện Hùng Vương: Số 128 Hồng Bàng, phường 12, quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
Bệnh viện – Phòng khám Đa khoa Medlatec: Số 98 Thích Quảng Đức, phường 5, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec: Số 208 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Giá tham khảo xét nghiệm nước tiểu thai kỳ
Tùy vào từng đơn vị, cơ sở xét nghiệm mà chi phí xét nghiệm sẽ khác nhau. Dưới đây là bảng giá xét nghiệm nước tiểu mà 7-Dayslim đã tổng hợp từ một số đơn vị. Lưu ý, bảng giá chỉ mang tính chất tham khảo, tùy vào thời điểm mà chi phí có thể thay đổi.
Tên cơ sở | Giá tham khảo |
Bệnh viện Phụ sản Trung ương | Tổng phân tích nước tiểu (bằng máy tự động): 27.400 VNĐ |
Bệnh viện Từ Dũ | 40.000 VNĐ |
Bệnh viện Hùng Vương | Nước tiểu 13 thông số:
Tổng phân tích nước tiểu (bằng máy tự động)
|
Hy vọng với những thông tin trên, chị em phụ nữ sẽ hiểu được vai trò của xét nghiệm nước tiểu khi mang thai. Từ đó, các mẹ bầu đừng ngần ngại xét nghiệm nước tiểu khi khám thai định kỳ nhé! Mục đích là để phát hiện sớm bệnh và có hướng điều trị thích hợp nhất.