Xét nghiệm TSH được thực hiện để xác định xem tuyến giáp của bạn có hoạt động bình thường hay không. Xét nghiệm còn giúp bác sĩ phát hiện bệnh liên quan tuyến giáp từ sớm, từ khi cơ thể bạn chưa có bất kỳ triệu chứng nào. Bài viết dưới đây của 7-dayslim sẽ cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích của xét nghiệm TSH trong sàng lọc bệnh lý tuyến giáp.
Hormone TSH là gì?
Hormone TSH là viết tắt của cụm từ “Thyroid stimulating hormone” – “hormone kích thích tuyến giáp”. TSH được sản xuất bởi tuyến yên trong não.
Tuyến yên cùng với tuyến giáp tạo ra và giải phóng các hormone vào máu để thực hiện các chức năng của cơ thể như: trao đổi chất, điều hòa nhịp tim và nhiệt độ cơ thể.2
Khi nồng độ các hormone tuyến giáp trong cơ thể thấp, tuyến yên sẽ tạo ra nhiều TSH hơn và ngược lại. Từ lượng TSH tạo ra, tuyến giáp sẽ tự điều hòa lượng hormone sao cho phù hợp với các hoạt động của cơ thể. Mức TSH quá cao hoặc quá thấp sẽ phản ánh tình trạng tuyến giáp của bạn đang có vấn đề.
Xét nghiệm TSH là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm TSH trong các bệnh tuyến giáp
- Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là một loạt xét nghiệm máu được sử dụng để đo mức độ hoạt động của tuyến giáp. Trong đó, 3 xét nghiệm được sử dụng phổ biến nhất là: TSH, FT4, FT3.
- TSH là viết tắt của hormone kích thích tuyến giáp . Xét nghiệm TSH là một xét nghiệm máu để đo lượng hormone này. Mức TSH quá cao hoặc quá thấp có thể là dấu hiệu của vấn đề về tuyến giáp .
- Xét nghiệm TSH được sử dụng để tìm hiểu tuyến giáp của bạn hoạt động tốt như thế nào. Nó có thể cho biết liệu bạn có bị cường giáp (quá nhiều hormone tuyến giáp) hoặc suy giáp (quá ít hormone tuyến giáp) trong máu của bạn hay không. Nhưng xét nghiệm TSH không thể cho biết nguyên nhân gây ra vấn đề về tuyến giáp.
- Ngoài ra, xét nghiệm TSH còn giúp phát hiện các vấn đề bệnh lý khác, bao gồm:
- Bệnh Graves: tuyến giáp hoạt động mạnh hơn.
- Viêm tuyến giáp Hashimoto: tình trạng tự miễn và cơ thể phóng thích ra các chất tấn công tuyến giáp.
- Nhân giáp: cục u trên tuyến giáp làm cho nó hoạt động quá mức.
- Viêm tuyến giáp.
- Viêm tuyến giáp sau sinh: đây là tình trạng bệnh tạm thời sau khi mang thai.
- Nếu bạn dùng thuốc hormone tuyến giáp theo toa vì suy giáp hoặc vì bạn đã cắt bỏ tuyến giáp, bạn sẽ phải xét nghiệm TSH thường xuyên để kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp của mình. Các xét nghiệm TSH cũng được sử dụng để theo dõi nồng độ hormone tuyến giáp của bạn sau khi điều trị cường giáp.
- Một số xét nghiệm chức năng tuyến giáp khác là: Định lượng T3 toàn phần, T4 toàn phần, TBG, các tự kháng thể, thyroglobulin (Tg)…
Xét nghiệm TSH được chỉ định khi nào?
Thông thường, bạn nên đến bệnh viện khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện các vấn đề sức khỏe thật sớm. Mặc khác, nếu bạn thấy bản thân đang có các triệu chứng sau đây, hãy chủ động đến bệnh viện để được xét nghiệm TSH:
Triệu chứng tuyến giáp sản xuất nhiều hormone
- Thường xuyên lo lắng hoặc cáu kỉnh.
- Mắt lồi.
- Mệt mỏi.
- Thay đổi khẩu vị.
- Nhạy cảm với nhiệt độ môi trường.
- Thay đổi kinh nguyệt.
- Yếu cơ.
- Nhịp tim không đều (nhịp nhanh).
- Rối loạn giấc ngủ .
- Tăng tiết mồ hôi .
- Da hoặc tóc mỏng.
- Chấn động.
- Giảm cân không rõ nguyên nhân.
- Bướu cổ (tuyến giáp mở rộng bất thường).
Triệu chứng khi tuyến giáp sản xuất không đủ hormone
- Nhức mỏi và người đau nhức.
- Táo bón .
- Trầm cảm kèm theo các vấn đề về trí nhớ.
- Da khô.
- Mệt mỏi.
- Bướu cổ.
- Cholesterol cao.
- Khàn tiếng .
- Nhịp tim chậm.
- Thay đổi kinh nguyệt.
- Yếu cơ.
- Nhạy cảm với nhiệt độ lạnh.
- Rụng tóc .
- Tăng cân.
Bên cạnh đó, xét nghiệm TSH còn được khuyến khích thực hiện ở phụ nữ mang thai hay có ý định mang thai. Trẻ sơ sinh cũng thường xuyên được xét nghiệm TSH định kỳ để phát hiện chứng suy giáp bẩm sinh. Đây là một phần của chương trình sàng lọc bệnh trên tuyến giáp ở trẻ.
Cách thực hiện xét nghiệm máu TSH là gì?
Bạn không cần chuẩn bị nhiều cho xét nghiệm TSH. Nếu bạn có thực hiện thêm những xét nghiệm máu khác, bác sĩ sẽ thông báo để bạn nhịn ăn trong thời gian quy định trước khi xét nghiệm.
Nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu từ tĩnh mạch trên cánh tay của bạn bằng một kim tiêm chuyên dụng. Sau khi kim tiêm được đâm vào, một lượng máu nhỏ sẽ được đưa vào lọ. Mẫu máu sau đó được đưa đến phòng thí nghiệm để bác sĩ phân tích. Quá trình này thường mất khoảng vài phút.
Xét nghiệm TSH bao lâu cho kết quả?
Xét nghiệm TSH căn bản là xét nghiệm máu. Thời gian có kết quả tùy vào từng loại xét nghiệm. Thông thường bạn sẽ nhận được kết quả trong 1- 2 giờ kể từ thời điểm phòng xét nghiệm nhận mẫu.
Kết quả xét nghiệm TSH
Phạm vi TSH bình thường phụ thuộc vào độ tuổi. Nếu bạn là phụ nữ thì lượng hormone này còn thay đổi trong thời gian mang thai. Trên thực tế, TSH có xu hướng tăng lên khi một người già đi. Nồng độ chất này không khác biệt giữa nam và nữ.
Các bác sĩ thường cho mức TSH nằm trong phạm vi bình thường là khoảng 0,4 mU/l đến 4,0 mU/l. Khi kết quả xét nghiệm TSH vượt ngoài ngưỡng trên, bạn có thể bị cường giáp hoặc suy giáp.2
Mức TSH cao
Mức TSH cao cho thấy tuyến giáp của bạn đang hoạt động kém (suy giáp). Vì nếu tuyến giáp hoạt động không tốt và sản xuất ít hormone, khi đó tuyến yên kích thích càng nhiều TSH để tuyến giáp nhận tín hiệu để tạo ra hormone bị thiếu hụt. Suy giáp nhẹ khi TSH ở mức 4 mU/l đến 10 mU/l và suy giáp khi TSH trên 10 mU/l.2
Mức TSH thấp
Nếu tuyến giáp của một người tiết nhiều hormone, tuyến yên sẽ sản xuất ít TSH hơn. Chỉ số TSH thấp cho thấy bạn đang gặp phải một hoặc các vấn đề sau:
- Cường giáp, khi đó TSH nằm trong khoảng 0 đến 0,4 mU/l.2
- Bệnh Graves.
- Dùng quá nhiều iod hoặc thuốc tuyến giáp.
- Một số thuốc như steroid hay dopamin cũng gây ra giảm TSH. Ngoài ra, việc uống biotin (bổ sung vitamin B) cũng làm giảm TSH.
Kết quả xét nghiệm TSH có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào?
Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm TSH:
- Mẫu xét nghiệm không đạt chuẩn.
- Người bệnh sử dụng các thuốc làm tăng nồng độ TSH: kali iodure, amphetamine, lithium… và các thuốc làm giảm nồng độ TSH: dopamine, aspirin,…
- Thời gian tiến hành xét nghiệm.
- Xét nghiệm tại các phòng thí nghiệm khác nhau.
- Quên liều, uống sai liều, sai thời điểm dùng thuốc.
- Mang thai.
- Đang mắc các bệnh lý khác.
- Thay đổi chế độ ăn.
Lưu ý khi làm xét nghiệm TSH
- Mức TSH có thể cao hoặc thấp ngay cả khi tuyến giáp bình thường, ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
- Trước khi thực hiện xét nghiệm về tuyến giáp, cần nghỉ ngơi đầy đủ trước ngày thực hiện xét nghiệm, không sử dụng các chất có cồn, các chất kích thích, hạn chế ăn chế độ ăn nhiều chất đạm.
- Bác sĩ có thể chỉ định nhịn ăn (không ăn hoặc uống) trong vài giờ trước khi xét nghiệm.
- Người bệnh có thể bị bầm tím hoặc đau nhẹ tại nơi lấy mẫu, nhưng các triệu chứng sẽ biến mất nhanh chóng.
Xét nghiệm TSH ở phụ nữ mang thai như thế nào?
- Mang thai cũng ảnh hưởng đến mức TSH. Chúng thường hơi thấp trong ba tháng đầu tiên.
- Đôi khi, bệnh tuyến giáp phát triển trong thai kỳ. Nếu bạn phát triển bệnh tuyến giáp trong khi mang thai, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng của bạn trong suốt quá trình mang thai và sau sinh.
- Hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn đang hoặc có ý định mang thai mà có tiền sử bệnh tuyến giáp trước đây.
Xét nghiệm hormon tuyến giáp TSH ở đâu?
Hiện nay, nhiều bệnh viện, phòng khám trong nước thực hiện xét nghiệm TSH. Bệnh nhân nên tìm hiểu rõ thông tin về nơi mình tiến hành xét nghiệm. Một cơ sở uy tín là cơ sở y tế có giấy phép hoạt động. Đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống thiết bị, vật tư y tế hiện đại. Ngoài ra, quy trình xét nghiệm nghiêm ngặt, chi phí minh bạch cũng là tiêu chí mà người bệnh nên quan tâm. 7-Dayslim đã tổng hợp một số cơ sở uy tín trên toàn quốc sau đây:
Bạn có thể đến các cơ sở y tế gần nhất để làm xét nghiệm này. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bệnh viện lớn dưới đây:
Khu vực | Bệnh viện | Địa chỉ |
Khu vực miền Bắc | Bệnh viện Bạch Mai | 78 Đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội |
Bệnh viện Nội tiết Trung ương | Đường Nguyễn Bồ (Ngõ 215 Ngọc Hồi) – Tứ Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội | |
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 | Số 1 phố Trần Hưng Đạo, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội | |
Trung tâm xét nghiệm Y khoa Labhouse | Tầng 2, tòa D – Vinaconex 2, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội | |
Trung tâm xét nghiệm True Medicine | 20 Ng. 4 P. Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội | |
Khu vực miền Trung | Bệnh viện Đà Nẵng | 124 đường Hải Phòng, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng |
Bệnh viện Đa khoa Bình Định | 106 đường Nguyễn Huệ, Phường Trần Phú, TP. Quy Nhơn, Bình Định | |
Bệnh viện Đại học Y dược Huế | 41 – 45 Nguyễn Huệ, Vĩnh Ninh, TP. Huế. | |
Khu vực miền Nam | Bệnh viện Chợ Rẫy | 201B đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh |
Bệnh viện Nhân Dân Gia Định | 1 đường Nơ Trang Long, Phường 7, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh | |
Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM | 215 đường Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh | |
Bệnh viện đa khoa MEDLATEC | Số 98 Thích Quảng Đức, Phường 05, Quận Phú Nhuận, tp Hồ Chí Minh. | |
Trung tâm Xét nghiệm Diag |
|
Xét nghiệm TSH bao nhiêu tiền?
Xét nghiệm TSH là loại xét nghiệm phổ biến, đa số các bệnh viện và trung tâm xét nghi.ệm đều có thể thực hiện. Giá xét nghiệm TSH không quá cao. Mức giá sẽ thay đổi tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân, số lượng xét nghiệm và cơ sở làm xét nghiệm. Nếu phát hiện bệnh lí, bạn có thể sẽ phải làm thêm các xét nghiệm nâng cao hơn, chí phí cũng sẽ cao hơn. 7-Dayslim đã tổng hợp chi phí một số xét nghiệm liên quan đến xét nghiệm ung thư máu của một số cơ sở uy tín trên cả nước thông qua bảng dưới đây. Lưu ý: Mức giá chỉ mang tính chất tham khảo.
Khu vực | Bệnh viện | Giá |
Khu vực miền Bắc | Bệnh viện Bạch Mai |
|
Bệnh viện K |
|
|
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 |
|
|
Bệnh viên Ung Bướu Hà Nội |
|
|
Bệnh viện Nội tiết Trung ương |
|
|
Khu vực miền Trung | Bệnh viện Đà Nẵng |
|
Bệnh viện Đa khoa Bình Định |
|
|
Bệnh viện Đại học Y dược Huế |
|
|
Khu vực miền Nam | Bệnh viện Chợ Rẫy |
|
Bệnh viện Nhân Dân Gia Định |
|
|
Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM |
|
|
Bệnh viện đa khoa MEDLATEC |
|
|
Trung tâm Xét nghiệm Diag |
|
Xét nghiệm TSH rất quan trọng ngay cả khi bạn chưa xuất hiện các triệu chứng bệnh tuyến giáp. Hy vọng bài viết trên đã cũng cấp cho bạn các kiến thức về xét nghiệm hormone TSH. Bạn hãy luôn để ý đến sức khỏe của bản thân và khám sức khỏe định kỳ để chủ động trong việc tầm soát bệnh.