Cao huyết áp ở trẻ em đang ngày càng phổ biến cùng những biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp ở trẻ em.
Trước đây, cao huyết áp chỉ đa số xuất hiện ở người trưởng thành. Tuy nhiên, hiện nay trẻ em cũng có nguy cơ mắc phải bệnh này và rất khó phát hiện. 7-Dayslim sẽ mang đến cho bạn nguyên nhân gây ra và những vấn đề xoay quanh bệnh cao huyết áp ở trẻ em.
Nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp ở trẻ em
Cũng tương tự như người trưởng thành, bệnh cao huyết áp ở trẻ em có 2 nguyên nhân thứ phát và nguyên phát.
Nguyên nhân thứ phát: Chủ yếu là hệ quả của một số bệnh lý khác như bệnh nhu mô thận hay mạch máu thận, suy thận mạn, hẹp eo động mạch chủ, bệnh lý mạch thận, xuất huyết nội sọ, cường giáp, hội chứng tăng sản thượng thận bẩm sinh,…
Nguyên nhân nguyên phát: Thường liên quan đến bệnh cao huyết áp bẩm sinh do di truyền hoặc gia đình có tiền sử bệnh, tình trạng béo phì, chế độ dinh dưỡng và hoạt động chưa hợp lý, stress,…
Ngoài ra, những trẻ có tiền sử sinh non, bệnh tim bẩm sinh, trẻ được ghép tủy, ghép nội tạng hoặc có bệnh thận, bệnh tuyết giáp,… cũng có nguy cơ bị cao huyết áp, cần có kế hoạch theo dõi huyết áp để bảo đảm phát hiện bệnh sớm.
Chẩn đoán bệnh lý cao huyết áp ở trẻ
Tuy nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp ở trẻ em khá giống với người lớn nhưng lại rất khó nhận biết và chẩn đoán được bệnh. Năm 2017, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã ban hành một số hướng dẫn về chẩn đoán bệnh lý cao huyết áp ở trẻ em.
Đối với trẻ em, không thể đưa ra một mức huyết áp bình thường cụ thể để chẩn đoán trẻ có bị bệnh hay không mà phải xem xét kết quả đo dựa vào các yếu tố khác như độ tuổi, giới tính và chiều cao.
Không chỉ vậy, người nhà cũng cần cung cấp các thông tin về tiền sử bệnh, chế độ dinh dưỡng và hoạt động, tình trạng sinh hoạt của bé tại trường học và ở nhà,… để đưa ra chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhi làm các xét nghiệm cơ bản như máu, nước tiểu,… và tùy vào bệnh lý của trẻ mà có thể làm thêm một số xét nghiệm khác như chụp động mạch thận, định lượng hormon, chụp cộng hưởng từ sọ não,…
Bên cạnh đó, theo khuyến cáo từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, trẻ em từ 3 tuổi trở lên nên được kiểm tra huyết áp định kỳ mỗi năm để theo dõi sát sao và phát hiện bệnh được sớm nhất.
Phòng ngừa bệnh cao huyết áp ở trẻ em
Vì cao huyết áp ở trẻ em là một căn bệnh “giết người trong thầm lặng” nên cách tốt nhất chính là phải phòng ngừa nó trước khi quá muộn. Bằng cách thay đổi lối sống và có chế độ ăn uống khoa học, trẻ có thể dễ dàng phòng ngừa căn bệnh này:
- Không để trẻ trong tình trạng thừa cân, béo phì và duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý.
- Có chế độ ăn uống khoa học, hạn chế ăn những món ăn có nhiều dầu mỡ, gia vị và tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết như chất xơ, canxi, vitamin,… từ rau, củ, trái cây. Cha mẹ có thể dễ dàng điều chỉnh thực đơn cho bé bằng cách sử dụng các loại cá nhiều hơn các loại thịt, thay thế mỡ động vật thành dầu thực vật, bổ sung các loại sữa và hạt để cung cấp thêm canxi, hạn chế những món chiên rán, xào và không nêm quá nhiều gia vị vào các món ăn.
- Tăng cường các hoạt động thế chất, tạo cho trẻ thói quen tập thể dục hằng ngày, tham gia các trò chơi thể thao, hoạt động vui chơi ngoài trời,… đồng thời không để trẻ sử dụng điện thoại di động hay ngồi trước màn hình tivi, máy tính quá lâu.
- An ủi, động viên tinh thần và tạo cơ hội tâm sự với trẻ nhiều hơn, không nên tạo áp lực và gây căng thẳng cho trẻ.
Vậy là 7-Dayslim giới thiệu xong những nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp ở trẻ em rồi. Hy vọng bài viết sẽ mang đến nhiều kiến thức hữu ích đến cho bạn. Cám ơn các bạn đã theo dõi!
Nguồn: Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec
Chọn mua sữa bột cho bé chất lượng tại 7-Dayslim nhé:
7-Dayslim