Xét nghiệm AMH (Anti Mullerian Hormone) là xét nghiệm giúp đánh giá khả năng sinh sản của nữ giới. Xét nghiệm AMH là gì? Những ai cần được thực hiện xét nghiệm? Tất cả những thông tin về xét nghiệm sẽ được bật mí trong bài viết của 7-dayslim dưới đây.
Xét nghiệm AMH là gì?
Ý nghĩa xét nghiệm AMH
Xét nghiệm AMH giúp đo lượng hormone anti-Mullerian (AMH) trong máu. AMH là một loại hormone được sản xuất bởi các mô có chức năng sinh sản. Nó được tạo ra trong tinh hoàn của nam giới và trong buồng trứng của nữ giới. Hoạt động cũng như hàm lượng của AMH thường khác nhau tùy theo giới tính và tuổi tác.
AMH ở nam giới
AMH được sản xuất bởi tinh hoàn ngay từ giai đoạn sớm trong quá trình phát triển của bào thai nam. Nhờ vậy, nó ức chế sự hình thành cơ quan sinh sản nữ đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan sinh sản khác ở nam giới. Ở các bé trai, mức AMH vẫn cao cho đến khoảng 2 đến 6 tuổi thì sẽ bắt đầu giảm dần và sau đó giảm xuống đáng kể ở tuổi dậy thì. Vì thế, hiện nay, xét nghiệm AMH hầu như không được thực hiện ở nam giới.
AMH ở nữ giới
Bên cạnh đó, vì bào thai nữ giới không có tinh hoàn, nên không có AMH nào được tạo ra ở giai đoạn này. Sự vắng mặt của AMH cho phép sự phát triển của các cấu trúc sinh sản nữ. Mức AMH ở các cô gái trẻ vẫn ở mức thấp cho đến tuổi dậy thì, khi buồng trứng bắt đầu sản xuất nó và mức tăng đáng kể. Ở phụ nữ, AMH sau đó sẽ suy giảm đều đặn trong những năm sinh sản của họ, trở nên rất thấp và sau đó không thể phát hiện được sau khi mãn kinh.
Những ai cần thực hiện xét nghiệm AMH?
Xét nghiệm AMH có thể được chỉ định ở những đối tượng sau:2
- Bệnh nhân cần đánh giá chức năng buồng trứng và các vấn đề về khả năng sinh sản.
- Bệnh nhân sau khi hóa trị hoặc xạ trị, đặc biệt là khi xem xét thực hiện các thủ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
- Khi bác sĩ muốn xác định khả năng bước vào thời kỳ mãn kinh của phụ nữ.
- Đối với những phụ nữ có các triệu chứng của Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Xét nghiệm AMH có thể được chỉ định định kỳ ở phụ nữ bị ung thư buồng trứng sản xuất AMH để theo dõi hiệu quả điều trị và theo dõi tái phát.
Xét nghiệm AMH để làm gì?
AMH rất quan trọng đối với một người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Khi mới sinh, một đứa bé gái có khoảng 1 triệu trứng (tế bào trứng). Và số lượng giảm trong thời thơ ấu xuống còn khoảng 500.000 tế bào trứng. AMH có tác dụng cân bằng các hoạt động trong quá trình trứng chín và rụng mỗi tháng. AMH bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của hormone tạo hoàng thể (LH) và chu kỳ của hormone FSH. Do vậy, lượng AMH hiện có là phản ánh sự phát triển của nang trứng này. Từ đó có thể thấy, vai trò của xét nghiệm AMH là để:
- Xác định tỷ lệ trứng có khả năng trưởng thành còn lại ( buồng trứng dự trữ) và khả năng thụ thai của phụ nữ. Từ đó, có thể đánh giá sơ bộ khả năng sinh sản hiện tại của phụ nữ.
- Xác định tình trạng rối loạn tại buồng trứng. Chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) hoặc một số loại u buồng trứng và tinh hoàn hiếm gặp.
- Ngoài ra, xét nghiệm còn có thể cho biết mức độ đáp ứng của cơ thể với các loại thuốc hỗ trợ sinh sản dạng tiêm. Thuốc này dùng để kích thích buồng trứng phát triển nhiều trứng để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Xét nghiệm AMH có ưu điểm so với các xét nghiệm khác như thế nào?
Ở phụ nữ, xét nghiệm AMH để đánh giá chức năng buồng trứng và khả năng sinh sản. Đôi khi dùng trong đánh giá hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Hoặc để đánh giá hiệu quả điều trị ung thư buồng trứng.
Ngoài ra còn đánh giá sự hiện diện của cơ quan sinh dục bên ngoài không đặc hiệu (cơ quan sinh dục không rõ ràng) và/hoặc chức năng của tinh hoàn ở trẻ sơ sinh nam. 2
Xét nghiệm AMH vào thời điểm nào?
Xét nghiệm thường được chỉ định trong quá trình điều trị các vấn đề về sinh sản. Ngoài ra, xét nghiệm nên được thực hiện khi có những dấu hiệu bất thường. Bao gồm:
- Chảy máu tử cung bất thường.
- Không có hoặc mất kinh nguyệt (vô kinh) hoặc chu kỳ kinh nguyệt không đều.
- Rậm lông chẳng hạn như lông trên mặt, vùng tóc mai, cằm, môi trên, đường giữa bụng dưới, ngực, quầng vú, lưng dưới, mông và đùi trong,…
- Tăng cân hoặc béo phì.
Và có khá nhiều người thắc mắc nên xét nghiệm AMH vào ngày nào? Thì dựa vào tính ổn định của hormone AMH nên xét nghiệm có thể được thực hiện vào bất cứ lúc nào. Chứ không có quy định cụ thể về ngày nào nên thực hiện xét nghiệm.
Quy trình xét nghiệm AMH như thế nào?
Xét nghiệm AMH cũng là một xét nghiệm sử dụng mẫu bệnh phẩm là máu. Vậy nên quy trình lấy mẫu bệnh phẩm sẽ khá giống với xét nghiệm máu thông thường. Bao gồm các bước sau:
- Cho bệnh nhân ngồi ngay ngắn và để tay duỗi thẳng trên bàn lấy mẫu.
- Sau đó yêu cầu bệnh nhân nắm nhẹ lòng bàn tay lại.
- Dùng dây garo quấn chặt quanh cánh tay để dễ thấy mạch máu hơn.
- Dùng dung dịch sát khuẩn để làm sạch vùng da cần lấy máu.
- Dùng kim tiêm rút một lượng máu vừa đủ theo yêu cầu. Đồng thời nói bệnh nhân mở nắm tay, tháo dây garo và rút nhanh kim tiêm.
- Cho lượng mẫu vừa được lấy vào ống/lọ đựng mẫu bệnh phẩm chuyên biệt. Cuối cùng dùng bông và gạc có tẩm dung dịch sát khuẩn băng lại vết thương để đảm bảo vô khuẩn.
Cách đọc kết quả xét nghiệm bệnh là gì?
Mức AMH khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của bạn. Ở phụ nữ, nồng độ AMH bắt đầu tăng trong thời kỳ thanh thiếu niên và đạt đỉnh vào khoảng 25 tuổi. Sau đó, nồng độ AMH suy giảm một cách tự nhiên.
Đơn vị đo nồng độ AMH bằng nanogam trên mililit (ng / mL). Tiêu chuẩn về nồng độ AMH huyết tương (ng/mL) đo bằng kỹ thuật ECLIA sử dụng để đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng là:
- Khả năng sinh sản bình thường: > 1,0 ng/mL.
- Khả năng sinh sản trung bình thấp: 0,7-0,9 ng/mL.
- Khả năng sinh sản kém: 0,3 – 0,6 ng/mL.
- Khả năng sinh sản rất kém: < 0,3 ng/mL.
Cần lưu ý rằng vì các phòng thí nghiệm sử dụng các thiết bị khác nhau nên ngưỡng quy định có thể thay đổi.
Đáng lưu ý rằng mức xét nghiệm AMH thấp thường ở người lớn tuổi vì AMH suy giảm tự nhiên theo tuổi tác. Vì vậy việc dự trữ buồng trứng thấp hơn ở độ tuổi 30, 40 và 50 là điều bình thường. Tuỳ theo từng độ tuổi tương ứng, phạm vi bình thường là:
- 25 tuổi: 3,0 ng / mL.
- 30 tuổi: 2,5 ng / mL.
- 35 tuổi: 1,5 ng / mL.
- 40 tuổi: 1 ng / mL.
- 45 tuổi: 0,5 ng / mL.
Xét nghiệm AMH cao ở một số người bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm bệnh?
Các yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm AMH bao gồm:2
- Tiền sử gia đình hoặc chẩn đoán trước đây về hội chứng buồng trứng đa nang.
- Phẫu thuật buồng trứng trước đây để giải quyết các lo ngại về sức khỏe.
- Đã được điều trị hóa trị.
- Uống thuốc ngừa thai.
- Béo phì.
- Có một số đột biến gen nhất định làm tăng khả năng phát triển ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng.
- Thiếu vitamin D.
Xét nghiệm AMH ở đâu và bao nhiêu tiền?
Nên thực hiện xét nghiệm AMH ở đâu và giá xét nghiệm AMH bao nhiêu tiền là câu hỏi đang được quan tâm.
Hiện nay, các địa điểm nhận được nhiều sự quan tâm và tin tưởng của mọi người là bệnh viện phụ sản ở tỉnh, thành phố lớn.
Ngoài những bệnh viện chuyên khoa sản thì cũng còn nhiều nơi thực hiện xét nghiệm này. Tuy nhiên không phải bệnh viện hay phòng xét nghiệm nào cũng đạt yêu cầu chất lượng. Mà đây lại là vấn đề sức khỏe liên quan đến việc hiếm muộn của người phụ nữ. Vì vậy cần chọn lựa thật kĩ các đơn vị có độ uy tín cao để làm xét nghiệm.
Giá khi thực hiện xét nghiệm AMH và ở đâu xét nghiệm uy tín đã được 7-Dayslim trả lời qua bài viết Xét nghiệm AMH bao nhiêu? Và địa chỉ thực hiện xét nghiệm. Bạn đọc có thể tham khảo thêm để có lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân.
Hy vọng bài viết trên sẽ mang đến thông tin hữu ích về xét nghiệm AMH. Tùy vào từng biểu hiện cũng như tình trạng của mỗi người sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm hay không.