Bệnh lậu là bệnh nhiễm trùng vi khuẩn lậu qua đường tình dục. lậu có triệu chứng nhiễm trùng không điển hình. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến vô sinh, hiếm muộn. Vậy, xét nghiệm lậu bằng cách nào? Hãy cùng 7-dayslim giải đáp một số thắc mắc về xét nghiệm này nhé!
Bệnh lậu là gì? Triệu chứng bệnh lậu như thế nào?
Bệnh lậu là bệnh nhiễm trùng vi khuẩn lậu. Vi khuẩn lậu truyền bệnh chủ yếu do quan hệ tình dục trực tiếp hay gần gũi. Vi khuẩn xâm nhập niêm mạc sinh dục – niệu. Ngoài ra, một số triệu chứng có thể có ở mắt, hậu môn, cổ họng.
Ở nam, triệu chứng xuất hiện khá sớm, chỉ sau 3-4 ngày ủ bệnh. Triệu chứng cấp tính ở nam như: tiểu đau, tiểu khó, có mủ. Từ đó dẫn tới viêm tiền liệt tuyến, viêm mào tinh. Nếu không điều trị kịp thời, khả năng sẽ hẹp niệu đạo dẫn tới vô sinh.
Phụ nữ thường nếu mắc lậu thường không biểu hiện rõ triệu chứng. Vi khuẩn lậu nhiễm ở tử cung lan đến niệu đạo và âm đạo. Từ đó, có thể tổn thương tử cung, vòi trứng và gây hiếm muộn.
Khi nào nên đi xét nghiệm lậu?
Lậu là bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường sinh dục. Nên xét nghiệm bệnh này khi quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng các biện pháp tình dục an toàn với người mắc bệnh.
Với các triệu chứng của lậu như tiểu đau, tiểu khó, tiểu mủ hoặc triệu chứng viêm nhiễm cơ quan sinh dục là một trong những dấu hiệu nghi ngờ nên xét nghiệm lậu. Một số trường hợp như dùng chung đồ dùng cá nhân hay tiếp xúc trực tiếp dịch tiết của người bệnh lậu là yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh.
Bên cạnh đó, các đối tượng từng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng nên làm xét nghiệm này để kịp thời chẩn đoán và điều trị.
Với triệu chứng không điển hình ở một số bệnh nhân. Nên xét nghiệm lậu tầm soát trước hôn nhân và thời gian mang thai để sàng lọc và tránh lây nhiễm.
Vì sao cần làm xét nghiệm bệnh lậu?
Lậu là bệnh dễ lây nhiễm với một số triệu chứng không rõ ràng. Tuy nhiên, nó có nguy cơ cao dẫn đến vô sinh, hiếm muộn nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Không những thế, ở các bà mẹ mang thai, lậu có thể lây nhiễm và gây mù mắt cho trẻ sơ sinh. Xét nghiệm bệnh lậu để điều trị kịp thời, tránh các biến chứng cũng như bảo vệ những bản thân và những người xung quanh.
Xét nghiệm lậu bằng cách nào?
Ngoài sử dụng các biện pháp vi sinh học như nuôi cấy, còn có các xét nghiệm ứng dụng miễn dịch học hay sinh học phân tử như PCR.
Nuôi cấy vi khuẩn
Mẫu bệnh phẩm nuôi cấy vi khuẩn lậu thường là mủ, chất bài tiết từ đường sinh dục, trực tràng,… Bệnh phẩm được nuôi cấy trên môi trường phù hợp với một số kháng sinh. Từ đó, tuy mất 3-5 ngày cả thời gian tiến hành làm kháng sinh đồ nhưng ngoài kết quả xét nghiệm vi khuẩn lậu, bác sĩ có thể lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp với cá nhân.2
Xét nghiệm nhuộm gram tìm lậu cầu
Có thể xét nghiệm nhuộm gram tìm nhanh lậu cầu với mủ bộ phận sinh dục hay niệu đạo ngay trong giai đoạn cấp tính. Trường hợp không rõ, có thể nuôi cấy vi khuẩn với môi trường phù hợp. Sau 48 giờ nuôi cấy, vi khuẩn lậu có thể được định danh nhanh dựa vào phương pháp nhuộm gram.
Xét nghiệm PCR
PCR là xét nghiệm phát hiện sớm lậu cầu ngay trong giai đoạn sớm của bệnh. Qua sự khuếch đại bệnh phẩm nhiều lần, ADN của vi khuẩn được chiết tách để định danh các virus. Phương pháp xét nghiệm này được áp dụng với giai đoạn sớm hoặc chưa rõ triệu chứng của bệnh ở một số đối tượng.
Xét nghiệm lậu tại nhà bằng que thử bệnh lậu là gì? Liệu có chính xác không?
Lậu là bệnh nhạy cảm. Vì thế, người bệnh thường có xu hướng lo ngại khi tới các đơn vị xét nghiệm. Trường hợp nghi ngờ nhiễm, có thể sử dụng que thử bệnh lậu tại nhà với cách thức sử dụng đơn giản. Que thử lậu có bán tại các nhà thuốc và ngâm vào nước tiểu 15 phút để kiểm tra kết quả. Xét nghiệm với que thử tại nhà chỉ cho kết quả tương đối. Nguyên nhân là vì độ nhạy của que thử lậu thường không cao và không cho biết mức độ viêm nhiễm. Vì vậy, việc sử dụng que thử lậu là biện pháp tạm thời. Người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để được xét nghiệm và kiểm tra đầy đủ, chính xác.
Cách lấy mẫu xét nghiệm bệnh lậu
Lậu xâm nhập qua niêm mạc đường sinh dục. Các mẫu xét nghiệm bệnh này thường là dịch niệu đạo hay nước tiểu. Lấy mẫu xét nghiệm, cần lưu ý :
- Không sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn và các chất kích thích.
- Hạn chế các thực phẩm nhiều tinh bột, dầu mỡ, thức ăn nhiều đường,…
- Hỏi ý kiến bác sĩ nếu đang sử dụng một số thuốc điều trị, đặc biệt là kháng sinh.
- Uống đủ nước, tinh thần thoải mái.
Xét nghiệm lậu bao lâu có kết quả?
Một số cơ sở y tế có kết quả xét nghiệm nhanh trong 15 phút. Tùy phương pháp cơ sở áp dụng hay tình trạng bệnh nhân mà kết quả có thể có lậu hơn 3-5 ngày.
Xét nghiệm nước tiểu có phát hiện bệnh lậu không?
Nước tiểu có thể chứa vi khuẩn nên có thể qua đó xét nghiệm tìm lậu cầu. Bệnh phẩm tập trung nhiều vi khuẩn là dịch niệu đạo nên tính nhạy, tính chính xác của các mẫu nước tiểu không cao. Cần làm thêm xét nghiệm mẫu dịch niệu đạo tại các cơ sở y tế như nuôi cấy vi khuẩn hay PCR để phát hiện vi khuẩn hay tình trạng cụ thể của bệnh nhân.
Xét nghiệm máu có phát hiện bệnh lậu không?
Với cơ chế bảo vệ cơ thể, vi khuẩn xâm nhập trong máu sẽ xuất hiện một số kháng thể đặc hiệu. Xét nghiệm máu tìm kháng nguyên vi khuẩn. Tuy nhiên, kháng nguyên ở vi khuẩn không đồng nhất hoặc ở một số đối tượng kháng thể xuất hiện chậm. Nên xét nghiệm trực tiếp các dịch niệu đạo để có kết quả chính xác hơn.
Bệnh lậu mãn tính có xét nghiệm được không?
Lậu mãn tính được xét nghiệm với các phương pháp như các trường hợp khác: nuôi cấy vi khuẩn, nhuộm gram hay PCR. Với các trường hợp mãn tính, phương pháp nuôi cấy được tổ chức WHO khuyên dùng vì tính chính xác. Với phương pháp xét nghiệm trực tiếp, kết quả xét nghiệm lậu mãn tính thường ít nhạy hơn và mẫu bệnh phẩm thường là dịch tuyến tiền liệt.
Xét nghiệm lậu, giang mai có khác nhau không?
Là bệnh lây truyền qua đường sinh dục, với đặc tính vi khuẩn khác, giang mai được xét nghiệm với các phương pháp khác. Một số phương pháp xét nghiệm giang mai như soi trực tiếp bệnh phẩm dưới kính hiển vi, xét nghiệm máu, hay nặng hơn là dịch não tủy.
Xét nghiệm bệnh lậu ở đâu?
Hiện nay, có thể thực hiện xét nghiệm này tại các bệnh viện đa khoa các quận. Cũng có thể thực hiện ở một số cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh:
- Bệnh viện Da liễu TP.HCM: số 2 Nguyễn Thông, phường 6, quận 3, TP.HCM.
- Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP.HCM.
- Bệnh viện Chợ Rẫy: 201 Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP.HCM.
- Bệnh viện Bình Dân: 317 Điện Biên Phủ, phường 4, quận 3, TP.HCM.
Xét nghiệm lậu bao nhiêu tiền?
Xét nghiệm lậu là xét nghiệm được thực hiện ở nhiều cơ sở y tế. Các đơn vị như bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Da liễu hay bệnh viện Bình dân, các cơ sở áp dụng thẻ BHYT, mức giá được áp dụng theo Thông tư 13/2019/TT-BYT ngày 05/7/2019 của Bộ Y tế.
Tên kỹ thuật | Bảo hiểm y tế | Giá tham khảo |
Neisseria gonorrhoeae nhuộm soi | Trường hợp có BHYT | 68.000 VNĐ. |
Neisseria gonorrhoeae nuôi cấy, định danh và kháng thuốc | 297.000 VNĐ. | |
Neisseria gonorrhoeae PCR | 464.000 VNĐ. | |
Neisseria gonorrhoeae Real-time PCR | 734.000 VNĐ. | |
Neisseria gonorrhoeae Real-time PCR hệ thống tự động | 734.000 VNĐ. | |
Neisseria gonorrhoeae kháng thuốc giải trình tự gene | 2.624.000 VNĐ. | |
Neisseria gonorrhoeae Real-time PCR hệ thống tự động | Trường hợp không có BHYT | 800.000 VNĐ. |
Qua bài viết trên đây, Bác sĩ Phan Văn Giáo hy vọng đã cung cấp thêm cho độc giả những thông tin về xét nghiệm lậu. Để đảm bảo sự an toàn và chính xác của kết quả, bạn đọc và gia đình nên thực hiện tại các cơ sở uy tín khi có nhu cầu xét nghiệm nhé!